Bom núi lửa

Bom núi lửa hoặc gọi là đạn núi lửa, là một loại mạt vụn núi lửa có đường kính lớn hơn 64 milimét, do phần đặc và nhớt của dung nham núi lửa hình thành, ngưng kết thành chất rắn trước khi rơi về mặt đất, không có kết tinh, thuộc về đá hỏa sinh phun trào. Bom núi lửa có thể từ miệng núi lửa bay ra xa vài nghìn mét, thường hay thu được ngoại hình khí động lực học trong quá trình bay trên không. Bom núi lửa là nguồn nguy hiểm đáng kể, năm 1935 bom núi lửa do núi lửa Asama, Nhật Bản phun ra có đường kính 5 - 6 mét bay xa 600 mét tính từ miệng núi lửa. Sự phun ra của bom núi lửa có khả năng gây nên tổn thất người và tài sản nghiêm trọng. Năm 1993 bom núi lửa của núi lửa Geleras, Colombia đột nhiên phun trào làm 6 người tử vong và vài người khác bị thương nghiêm trọng ở đỉnh núi. Ngày 16 tháng 7 năm 2018, trên một du thuyền gần núi lửa Kīlauea, bom núi lửa do dung nham hình thành có kích thước cỡ một trái bóng rổ làm 23 người thương vong.

Bom núi lửa được biết đôi khi nổ vào lúc nguội vì áp suất chất khí bên trong. Điều này thông thường là bom núi lửa kiểu "vỏ bánh mì".