Cung điện Hoàng gia Abomey

Cung điện hoàng gia ở Abomey bao gồm 12 cung điện trải rộng trên một diện tịch 40 hécta (99 mẫu Anh) tại trung tâm của thị trấn Abomey, Bénin. Nơi đây từng là thủ đô của vương quốc Dahomey hùng mạnh ở Tây Phi, tồn tại từ thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 19. Vương quốc được thành lập vào năm 1625 bởi những người Fon, để rồi phát triển nó trở thành một đế quốc quân sự và thương mại hùng mạnh, thống trị hoạt động thương mại buôn bán nô lệ với châu Âu trên khu vực Bờ biển Nô lệ (Slave Coast) cho đến cuối thế kỷ 19. Những người bị họ bán chủ yếu là tù nhân chiến tranh. Thời kỳ đỉnh cao, cung điện có thể chứa tới 8.000 người. Cung điện nhà vua bao gồm một tòa nhà hai tầng được gọi là "nhà vỏ ốc" hoặc akuehue. Trong 12 đời vua cai trị vương quốc từ 1625 đến 1900, Dahomey trở thành một trong những vương quốc hùng mạnh ở khu vực bờ biển phía tây của châu Phi.

UNESCO đã đưa quần thể cung điện hoàng gia ở Abomey vào danh sách Di sản thế giới vào năm 1985. Nhưng cùng với đó...Xem thêm

Cung điện hoàng gia ở Abomey bao gồm 12 cung điện trải rộng trên một diện tịch 40 hécta (99 mẫu Anh) tại trung tâm của thị trấn Abomey, Bénin. Nơi đây từng là thủ đô của vương quốc Dahomey hùng mạnh ở Tây Phi, tồn tại từ thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 19. Vương quốc được thành lập vào năm 1625 bởi những người Fon, để rồi phát triển nó trở thành một đế quốc quân sự và thương mại hùng mạnh, thống trị hoạt động thương mại buôn bán nô lệ với châu Âu trên khu vực Bờ biển Nô lệ (Slave Coast) cho đến cuối thế kỷ 19. Những người bị họ bán chủ yếu là tù nhân chiến tranh. Thời kỳ đỉnh cao, cung điện có thể chứa tới 8.000 người. Cung điện nhà vua bao gồm một tòa nhà hai tầng được gọi là "nhà vỏ ốc" hoặc akuehue. Trong 12 đời vua cai trị vương quốc từ 1625 đến 1900, Dahomey trở thành một trong những vương quốc hùng mạnh ở khu vực bờ biển phía tây của châu Phi.

UNESCO đã đưa quần thể cung điện hoàng gia ở Abomey vào danh sách Di sản thế giới vào năm 1985. Nhưng cùng với đó, di sản này cũng nằm trong Danh sách di sản thế giới bị đe dọa từ năm 1985, sau khi xảy ra một trận lốc xoáy vào ngày 15 tháng 3 năm 1984 khiến bảo tàng và hàng rào hoàng gia, phòng Assins, lăng mộ của vua Guezo Portico và phòng Jewel bị hư hỏng nghiêm trọng. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, công việc sửa chữa và phục hồi đã hoàn thành. Dựa trên các công trình sửa chữa được thực hiện và báo cáo mới nhận được về những thay đổi ở Abomey, UNESCO đã quyết định đưa di sản này ra khỏi danh sách di sản thế giới bị đe dọa vào tháng 7 năm 2007.

Ngày nay, cung điện không còn được sử dụng để ở nhưng cung điện của vua Glélé và vua Ghézo đã được sử dụng để làm nhà Bảo tàng Lịch sử Abomey để cung cấp thông tin về lịch sử của vương quốc, biểu hiện khát vọng độc lập và sự chiến đấu chống lại chiếm đóng của thực dân.

Lịch sử  Tượng Behanzin ở Abomey

Các cung điện sang trọng được xây dựng bởi 12 vị vua của vương quốc nằm tại 4 địa điểm ở Abomey trong khoảng thời gian giữa năm 1695 đến 1900. Nó có chức năng như là trung tâm văn hóa truyền thống của cả vương quốc. Houegbadja là người đầu tiên tiến hành xây dựng cung điện cũng được coi là người thành lập thành phố.[1]

Theo dân gian, con cháu của hoàng gia đã xây dựng 12 cung điện hoàng gia ở Abomey là những thế hệ con cháu của công chúa Aligbonon của Tado với con báo đen.[2] Vương quốc của họ tồn tại ở phần phía nam của Cộng hòa Benin tại Abomey ngày nay. Tuy nhiên, lịch sử ghi nhận là vào thế kỷ 17 về trong số những con cháu của họ là Do-Aklin và Dakodonou. Houegbadja (1645-1685) được coi là người thành lập vương quốc trên cao nguyên Abomey và thiết lập các khuôn khổ pháp lý, vai trò chính trị, các quy tắc.. cho vương quốc.[2]

Vua Agaja (1718-1740) đánh bại vương quốc Allada vào năm 1724 Whydah vào năm 1727. Điều này dẫn đến việc sát hại những tù nhân. Nhiều trong số những tù nhân trở thành nô lệ bị đem bán ở Ouidah, sau đó được gọi là Gléwé. Những cuộc chiến tranh đánh dấu sự khởi đầu của sự thống trị hoạt động buôn bán nô lệ của Dahomey (hoạt động diễn ra với những người châu Âu thông qua cảng Whydah).[2][3]

Trong thế kỷ 19, khi phong trào chống nô lệ nổi lên ở Đảo Anh, vua Guézo (1818-1858) đề xướng phát triển nông nghiệp trong nước, khiến vương quốc có kinh tế càng thịnh vượng hơn, nhiều hoạt động xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp như ngô và dầu cọ đã được thực hiện.[2]

Trong khoảng thời gian 1892-1894, Pháp đã xâm lược Dahomey. Ban đầu, Dahomey đã thắng nhiều trận chiến với việc rất nhiều chỉ huy của quân đội Pháp bị tiêu diệt. Tuy nhiên, Dahomey cuối cùng cũng bị khuất phục trước lực lượng hùng mạnh của quân đội Pháp và trở thành thuộc địa. Vua Béhanzin được coi là vị vua cuối cùng thời kỳ độc lập của Dahomey sau khi bại trận trước quân đội Pháp đã đốt Abomey. Ông sau đó đã bị trục xuất và đày đến Martinique. Người kế nhiệm ông Agoli-agbo cũng là vị vua cuối cùng của Dahomey chỉ có thể cai trị vương quốc cho đến khi bị trục xuất đến Gabon vào năm 1900. Năm 1960, khi Benin ngày nay giành được độc lập từ Pháp, quốc gia ban đầu mang tên là Dahomey.[3]

Lịch sử của vương quốc được ghi lại để lưu truyền lại cho các thế hệ sau thông qua các kiến trúc điêu khắc nhiều màu cùng với những tác phẩm điêu khắc đắp đất.[4]

^ Piqué, Francesca; Rainer, Leslie H. (1999). Palace sculptures of Abomey: history told on walls. Getty Conservation Institute and the J. Paul Getty Museum. tr. 33. ISBN 978-0-89236-569-2. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2011. ^ a b c d “History”. Official web site of Historical Museum of Abomey. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2010. ^ a b “Dahomey”. The Ouida Museum of History. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2011. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên RainerRivera2011
Photographies by:
Zones
Statistics: Position
3074
Statistics: Rank
38399

Viết bình luận

Câu hỏi này dùng để kiểm tra xem bạn là người hay là chương trình tự động.

Security
273456819Click/tap this sequence: 2113

Google street view

Where can you sleep near Cung điện Hoàng gia Abomey ?

Booking.com
491.233 visits in total, 9.210 Points of interest, 405 Đích, 71 visits today.