Context of Nhật Bản

Nhật Bản (Nhật: 日本, Hepburn: hoặc ), tên đầy đủ là Nhật Bản Quốc (日本国, Nihon-koku hoặc Nippon-koku) hay Nhà nước Nhật Bản, thường được gọi ngắn là Nhật, là một quốc gia và đảo quốc có chủ quyền nằm ở khu vực Đông Á. Quốc gia này nằm bên rìa phía đông của biển Nhật Bản và biển Hoa Đông, phía tây giáp với bán đảo Triều Tiên qua biển Nhật Bản, phía bắc giáp với vùng Viễn Đông của Liên bang Nga theo biển Okhotsk và phía nam giáp với đảo Đài Loan qu...Xem thêm

Nhật Bản (Nhật: 日本, Hepburn: hoặc ), tên đầy đủ là Nhật Bản Quốc (日本国, Nihon-koku hoặc Nippon-koku) hay Nhà nước Nhật Bản, thường được gọi ngắn là Nhật, là một quốc gia và đảo quốc có chủ quyền nằm ở khu vực Đông Á. Quốc gia này nằm bên rìa phía đông của biển Nhật Bản và biển Hoa Đông, phía tây giáp với bán đảo Triều Tiên qua biển Nhật Bản, phía bắc giáp với vùng Viễn Đông của Liên bang Nga theo biển Okhotsk và phía nam giáp với đảo Đài Loan qua biển Hoa Đông. Nhật Bản là một phần của vành đai lửa và trải dài trên một quần đảo bao gồm 6852 đảo nhỏ có tổng diện tích 377.975 km vuông (145.937 dặm vuông); trong đó 5 hòn đảo chính bao gồm Hokkaido, Honshu, Shikoku, Kyushu, và Okinawa. Nhật Bản hiện nay không có thủ đô chính thức về mặt pháp lý mặc dù Tokyo, đô thị lớn nhất của quốc gia này, thường được coi như là thủ đô cũng như là trung tâm văn hoá, chính trị và kinh tế. Các thành phố lớn khác của Nhật Bản bao gồm Yokohama, Osaka, Nagoya, Sapporo, Fukuoka, Kobe và Kyoto.

Nhật Bản là quốc gia đông thứ 11 thế giới, đồng thời là một trong những quốc gia có mật độ dân số và đô thị hóa cao nhất. Khoảng 3/4 địa hình của Nhật Bản là đồi núi, tập trung dân số 125,44 triệu người trên các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. Quốc gia này được chia thành 47 tỉnh thuộc 8 vùng địa lý. Vùng thủ đô Tokyo là đại đô thị đông dân nhất thế giới.

Các nghiên cứu khoa học và bằng chứng khảo cổ học đã chỉ ra rằng có xuất hiện của con người định cư tại Nhật Bản ngay từ thời thời đại đồ đá cũ. Những ghi chép đầu tiên đề cập đến quốc gia này nằm trong các thư liệu về lịch sử Trung Hoa có từ thế kỷ 1 sau Công Nguyên. Thoạt đầu, văn hóa Nhật Bản chịu ảnh hưởng từ các vùng đất khác trong đó chủ yếu là Trung Hoa, tiếp đến là giai đoạn phong kiến chuyên chế tương tự các nước láng giềng, về sau, đảo quốc này dần hình thành những nét văn hóa riêng biệt. Từ thế kỷ 12 đến năm 1868 là thời kỳ Edo, trong giai đoạn này, Nhật Bản nằm dưới quyền cai trị của Shogun (Mạc Phủ) - các lãnh chúa nhân danh Thiên hoàng, còn Hoàng gia thì chỉ là bù nhìn và không có quyền lực thực tế. Quốc gia này bước vào quá trình tự cô lập (Tỏa Quốc) kéo dài trong suốt nửa đầu thế kỷ 17 và chỉ kết thúc vào năm 1853 khi Hải đoàn châu Á trực thuộc Hải quân Đế quốc Hoa Kỳ dưới quyền chỉ huy của Phó đề đốc Matthew C. Perry tiến hành gây áp lực bằng Ngoại giao pháo hạm, buộc Mạc phủ Tokugawa phải ra lệnh mở cửa với phương Tây. Sau đó, Nhật Bản rơi vào những cuộc nội chiến và bạo loạn xảy ra trong gần hai thập kỷ trước khi Thiên hoàng Minh Trị đánh bại Mạc Phủ và lên ngôi, bắt đầu công cuộc tái thiết lại đất nước vào năm 1868 và khai sinh Đế quốc Nhật Bản, khôi phục Hoàng quyền và đưa Thiên hoàng trở lại với vị thế là nguyên thủ cũng như biểu tượng thiêng liêng của dân tộc. Sau 70 năm công nghiệp hóa, đến trước Thế chiến 2, Nhật Bản đã trở thành một cường quốc thế giới và xâm chiếm nhiều thuộc địa ở Triều Tiên, Trung Quốc và Thái Bình Dương. Năm 1937, Nhật Bản tham chiến trong chiến tranh thế giới thứ hai với tư cách là một đồng minh của phe Trục, các cuộc chiến tranh Trung - Nhật năm 1937 cùng chiến tranh Thái Bình Dương đã nhanh chóng lan rộng kể từ năm 1941, và kết thúc vào năm 1945 với sự đầu hàng vô điều kiện của chính phủ quân phiệt sau vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Không quân Hoa Kỳ. Sau chiến tranh, Nhật Bản từ bỏ quyền tuyên chiến, xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa quân phiệt, hình thành một nhà nước đơn nhất, chính phủ Quân chủ chuyên chế bị bãi bỏ và chế độ Quân chủ lập hiến được thông qua kết hợp với dân chủ đại nghị và dân chủ trực tiếp.

Nhật Bản là một đại cường quốc và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế bao gồm Liên Hợp Quốc, OECD, G20 và G7. Theo điều 9 Hiến pháp Nhật Bản, quốc gia này đã từ bỏ quyền tuyên chiến nhưng Nhật Bản vẫn duy trì lực lượng phòng vệ và được đánh giá là một trong những quân đội mạnh trên thế giới. Sau thế chiến 2, Nhật Bản có mức tăng trưởng kinh tế thần tốc và trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 1972 (chỉ sau Mỹ và Liên Xô) trước khi trở nên trì trệ kể từ năm 1995 đến nay, khoảng thời gian được gọi là thập niên mất mát. Năm 2021, nền kinh tế Nhật Bản lớn thứ ba theo GDP danh nghĩa và lớn thứ tư theo PPP. Quốc gia này được xếp hạng rất cao trong chỉ số phát triển con người và tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới mặc dù đang có sự suy giảm dân số. Nhật Bản phát triển các ngành công nghiệp ô tô, robot, điện tử và có đóng góp đáng kể cho khoa học và công nghệ. Văn hóa Nhật Bản như Origami, ẩm thực, văn hóa đại chúng, manga, anime, văn học, âm nhạc, điện ảnh, thời trang đường phố, trò chơi điện tử, bóng chày Nhật Bản... phổ biến trên toàn cầu.

Mặc dù là một quốc gia phát triển, tuy nhiên, Nhật Bản đang phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn, bao gồm nền kinh tế đã trì trệ trong một thời gian dài (từ 1995 đến nay), tỷ lệ tự sát cao do áp lực cuộc sống, thất nghiệp, bất bình đẳng xã hội. Đặc biệt là tình trạng thanh niên ngại kết hôn do áp lực công việc, tỷ lệ sinh đẻ thấp ở mức báo động đã khiến cho quá trình lão hóa dân số diễn ra ngày càng trầm trọng.

More about Nhật Bản

Basic information
  • Currency Yên Nhật
  • Tên bản địa 日本
  • Calling code +81
  • Internet domain .jp
  • Mains voltage 100V/60Hz
  • Democracy index 8.13
Population, Area & Driving side
  • Population 124631000
  • Diện tích 377972
  • Driving side left
Lịch sử
  • Lịch sử Thời tiền sử

    Từ 15.000 năm trước Công Nguyên, ở Nhật Bản đã có con người sinh sống.

    Từ 13.000 năm trước Công Nguyên, người Nhật đã biết làm nông nghiệp sơ khai, làm đồ gốm[1][2][3], sống định cư.

    Từ 8000–300 năm trước Công Nguyên là thời kì văn hóa Jomon đã sử dụng đồ kim khí, chế tạo đồ gốm, nấu chín thức ăn, chôn cất người chết theo thế nằm co, có tín ngưỡng vạn vật hữu linh, có tục xăm mình, nhổ răng cửa đánh dấu tuổi trưởng thành.[4][5][6][7]

    Từ thế kỉ III trước Công Nguyên đến thế kỉ III Công nguyên là văn hóa Yayoi. Thời kì nay cư dân biết rèn sắt do tiếp nhận kĩ thuật từ Triều Tiên, Trung Hoa. Biết cày cuốc bằng cày gỗ, rìu đá. Họ sống quần cư, lập hào nước bao quanh làng (kango), có tục tái táng người chết (saisobo); làm mộ hình gò (funkyuubo), sắp xếp người chết theo thế nằm ngửa tay chân duỗi thẳng. Mỗi tộc người có thủ lĩnh công xã đứng đầu, liên minh nhiều công xã gây chiến tranh xâm chiếm các vùng đất khác. Xây dựng thần xã (Yashiro).

    Từ thế kỷ thứ III đến giữa thế kỷ thứ VI, những nhà nước đầu tiên xuất hiện. Thần đạo phát triển khắp cả nước. Nước Nhật bắt đầu có tên gọi là Yamato.[cần dẫn nguồn]

    Thời phong kiến

    Từ thế kỷ thứ VI đến đầu thế kỷ thứ VIII, một nhà nước tập quyền được thành lập và đóng đô ở Asuka (gần thành phố Nara ngày nay). Tên nước từ Yamato đổi thành Nhật Bản. Cũng trong khoảng thời gian này, thành lập nhà nước phong kiến Nhật, với cuộc cải cách Đại Hóa do Thiên hoàng Hiếu Đức đề xướng.[cần dẫn nguồn]

    Giữa thế kỷ thứ VIII, Phật giáo đã thiết lập cơ sở vững chắc ở Nhật Bản.[8]

    ...Xem thêm
    Lịch sử Thời tiền sử

    Từ 15.000 năm trước Công Nguyên, ở Nhật Bản đã có con người sinh sống.

    Từ 13.000 năm trước Công Nguyên, người Nhật đã biết làm nông nghiệp sơ khai, làm đồ gốm[1][2][3], sống định cư.

    Từ 8000–300 năm trước Công Nguyên là thời kì văn hóa Jomon đã sử dụng đồ kim khí, chế tạo đồ gốm, nấu chín thức ăn, chôn cất người chết theo thế nằm co, có tín ngưỡng vạn vật hữu linh, có tục xăm mình, nhổ răng cửa đánh dấu tuổi trưởng thành.[4][5][6][7]

    Từ thế kỉ III trước Công Nguyên đến thế kỉ III Công nguyên là văn hóa Yayoi. Thời kì nay cư dân biết rèn sắt do tiếp nhận kĩ thuật từ Triều Tiên, Trung Hoa. Biết cày cuốc bằng cày gỗ, rìu đá. Họ sống quần cư, lập hào nước bao quanh làng (kango), có tục tái táng người chết (saisobo); làm mộ hình gò (funkyuubo), sắp xếp người chết theo thế nằm ngửa tay chân duỗi thẳng. Mỗi tộc người có thủ lĩnh công xã đứng đầu, liên minh nhiều công xã gây chiến tranh xâm chiếm các vùng đất khác. Xây dựng thần xã (Yashiro).

    Từ thế kỷ thứ III đến giữa thế kỷ thứ VI, những nhà nước đầu tiên xuất hiện. Thần đạo phát triển khắp cả nước. Nước Nhật bắt đầu có tên gọi là Yamato.[cần dẫn nguồn]

    Thời phong kiến

    Từ thế kỷ thứ VI đến đầu thế kỷ thứ VIII, một nhà nước tập quyền được thành lập và đóng đô ở Asuka (gần thành phố Nara ngày nay). Tên nước từ Yamato đổi thành Nhật Bản. Cũng trong khoảng thời gian này, thành lập nhà nước phong kiến Nhật, với cuộc cải cách Đại Hóa do Thiên hoàng Hiếu Đức đề xướng.[cần dẫn nguồn]

    Giữa thế kỷ thứ VIII, Phật giáo đã thiết lập cơ sở vững chắc ở Nhật Bản.[8]

    Từ thế kỷ thứ IX đến cuối thế kỷ XII, các dòng họ quý tộc hùng mạnh ở Heian thay nhau nắm sức mạnh chính trị của đất nước, lấn át quyền lực của Thiên hoàng. Cuối thời này, tầng lớp võ sĩ (samurai) bắt đầu hình thành và tranh giành quyền lực với các dòng tộc quý tộc.

    Cuối thế kỷ XII đến đầu thế kỷ XIV, quyền lực thực sự nằm trong tay tầng lớp võ sĩ ở Kamakura. Vào các năm 1271 và 1281, các võ sĩ Nhật Bản với sự trợ giúp của bão và sóng thần đã đánh bại hải quân Nguyên – Mông định xâm lược nước mình.

    Từ thế kỷ XIV đến cuối thế kỷ XVI, nước Nhật trong tình trạng mất ổn định do nội chiến và chia rẽ, gọi là Thời kỳ Chiến Quốc. Nhật Bản cũng từng tấn công bán đảo Triều Tiên và nhà Minh (Trung Quốc) trong thời kỳ này, nhưng thất bại.[cần dẫn nguồn]

    Thời hiện đại

    Sau đó, nước Nhật có một thời kỳ thực hiện chính sách đóng cửa ổn định kéo dài ba thế kỷ dưới sự cai trị của Mạc phủ Tokugawa. Kinh tế, văn hóa và kỹ thuật có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Người phương Tây, khởi đầu là người Hà Lan, được phép giao thương với Nhật Bản thông qua một thương cảng nhỏ.

     Các lãnh thổ Đế quốc Nhật Bản đánh chiếm trong giai đoạn 1872-1942

    Giữa thế kỷ XIX, với cuộc Minh Trị Duy Tân do Thiên hoàng Minh Trị đề xướng, Nhật mở cửa triệt để với phương Tây. Chế độ Mạc phủ và các phiên do đại danh đứng đầu bị bãi bỏ, quyền lực được tập trung tối cao trong tay Thiên hoàng. Năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị dời đô từ Kyōto về Tōkyō. Theo Hiến pháp Đế quốc Nhật Bản được ban hành năm 1889, Nhật là nước theo chính thể quân chủ lập hiến với quyền uy tuyệt đối của Thiên hoàng, nắm toàn bộ quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp nhưng Hiến pháp cũng đã hạn chế ảnh hưởng quyền lực của Thiên hoàng. Trong thời kỳ này, công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ, đất nước phát triển, vào đầu thế kỷ 20 thì Nhật Bản đã trở thành quốc gia có trình độ hiện đại hóa cao nhất châu Á. Với sức mạnh này, Nhật Bản xâm chiếm Đài Loan, Lưu Cầu, xâm lược Triều Tiên, đánh bại nhà Thanh, đế quốc Nga trong Chiến tranh Thanh-Nhật và Chiến tranh Nga-Nhật, trở thành nước đế quốc có thế lực ngang hàng với các cường quốc ở châu Âu[9].

    Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật đứng về phe Hiệp ước. Do ở bên chiến thắng, Nhật Bản chiếm thêm được một số thuộc địa của Đức ở Thái Bình Dương.

    Sang Chiến tranh thế giới thứ hai, quân phiệt Nhật đứng về phe Trục với Ý và Đức Quốc xã [10]. Dựa vào lực lượng quân đội có trình độ khá hiện đại (đặc biệt là hải quân và không quân), trong giai đoạn đầu chiến tranh, Nhật Bản liên tiếp đánh bại quân Anh-Mỹ. Tuy nhiên, vào giai đoạn sau, Nhật Bản dần thất thế. Lần đầu tiên trong lịch sử, vào năm 1945, Nhật thất bại và phải chịu sự chiếm đóng của nước ngoài.[11] Hoa Kỳ phụ trách việc chiếm đóng Nhật Bản, và cho tới nay Hạm đội 7 Hoa Kỳ vẫn đang đóng ở đảo Okinawa của Nhật.

    Sau chiến tranh, do quân đội đã bị giải tán, tất cả thuộc địa cũng bị mất, Nhật tập trung phát triển kinh tế. Tuy cơ sở hạ tầng bị chiến tranh tàn phá nặng, nhưng tiềm lực công nghệ và nhân lực của Nhật vẫn còn khá nguyên vẹn, do đó kinh tế tăng trưởng rất nhanh chóng từ năm 1955 tới năm 1970. Cuối thập niên 1970, Nhật Bản đã trở thành một nước tư bản phát triển. Manh nha những dấu hiệu đình trệ kinh tế đầu tiên sau khủng hoảng dầu lửa đầu thập niên 1970. Bong bóng bất động sản vỡ khiến kinh tế lâm vào trì trệ từ 1990 tới nay.

    Bước vào thế kỷ XXI, Nhật Bản ưu tiên hơn đến những chính sách quốc gia để gia tăng vị thế về chính trị và quân sự trên trường quốc tế. Nâng cấp Cục phòng vệ quốc gia thành Bộ quốc phòng vào tháng 1 năm 2007. Tuy nhiên, Nhật Bản tiếp tục phải đối mặt với tình trạng kinh tế trì trệ, và nghiêm trọng hơn là việc tỷ lệ thanh niên kết hôn và sinh đẻ giảm mạnh, khiến nạn lão hóa dân số đã tới mức báo động.

    ^ Habu Jinko (2004). Ancient Jomon of Japan. Cambridge Press. ^ “Jomon Fantasy: Resketching Japan's Prehistory”. http://web.archive.org/web/20091012093906/http://web-japan.org/. ngày 22 tháng 6 năm 1999. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2008. Liên kết ngoài trong |nhà xuất bản= (trợ giúp)Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết) ^ "Fakery" at the beginning, the ending and the middle of the Jomon Period”. Bulletin of the International Jomon Culture Conference (Vol. 1). 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2008. ^ “The Yayoi period (c.250 BC – http://web.archive.org/web/20130810114902/http://www.c.ad 250)”. Encyclopædia Britannica. 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2006. Liên kết ngoài trong |title= (trợ giúp) ^ Jared Diamond (tháng 6 năm 1998). “Japanese Roots”. Discover Magazine Vol. 19 No. 6. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2008. ^ “Pottery”. MSN Encarta. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2006. ^ De Bary, William Theodore (2005). Sources of Japanese Tradition. Columbia University Press. tr. 1304. ISBN 023112984X. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2007. ^ William Gerald Beasley (1999). The Japanese Experience: A Short History of Japan. University of California Press. tr. 42. ISBN 0520225600. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2007. ^ Jesse Arnold. “Japan: The Making of a World Superpower (Imperial Japan)”. vt.edu/users/jearnol2. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2007.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết) ^ Kelley L. Ross. “The Pearl Harbor Strike Force”. http://web.archive.org/web/20150905072038/http://www.friesian.com/. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2007. Liên kết ngoài trong |nhà xuất bản= (trợ giúp)Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết) ^ “Japanese Instrument of Surrender”. http://web.archive.org/web/20150810193520/http://www.educationworld.net/. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2006. Liên kết ngoài trong |nhà xuất bản= (trợ giúp)Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
    Read less

Phrasebook

Xin chào
こんにちは
Thế giới
世界
Chào thế giới
こんにちは世界
Cảm ơn bạn
ありがとうございました
Tạm biệt
さようなら
Đúng
はい
Không
いいえ
Bạn khỏe không?
元気ですか?
Tốt, cảm ơn bạn
よし、ありがとう
cái này giá bao nhiêu?
いくらですか?
Số không
ゼロ
Một
1

Where can you sleep near Nhật Bản ?

Booking.com
487.369 visits in total, 9.187 Points of interest, 404 Đích, 2 visits today.