Perú

Peru
Pedro Szekely at https://www.flickr.com/photos/pedrosz/ - CC BY-SA 2.0 Harley Calvert - CC BY-SA 3.0 Bryan Dougherty (bryand_nyc) from New York City, USA - CC BY-SA 2.0 Christopher Crouzet - CC BY 2.0 Pavel Špindler - CC BY 3.0 Pavel Špindler - CC BY 3.0 Galleta322 - CC BY-SA 4.0 AgainErick - CC BY-SA 4.0 MrBasically - CC BY-SA 4.0 Carlos Medina-Saldivar - CC BY-SA 4.0 Unasino - CC BY-SA 4.0 Pavel Špindler - CC BY 3.0 Elemaki - CC BY 3.0 Pedro Szekely from Los Angeles, USA - CC BY-SA 2.0 Murray Foubister - CC BY-SA 2.0 Martin Lang - CC BY 2.0 Murray Foubister - CC BY-SA 2.0 Ondando - CC BY-SA 3.0 Olga Stalska stalskaya - CC0 Amazon CARES Amazon Community Animal Rescue, Education and Safety - CC BY 2.0 Amazon CARES Amazon Community Animal Rescue, Education and Safety - CC BY 2.0 David Stanley from Nanaimo, Canada - CC BY 2.0 Qpqqy - CC BY-SA 4.0 Bureau of Engraving and Printing (work for hire) - Public domain Mx._Granger - CC0 Esme Vos from San Francisco and Amsterdam, Netherlands - CC BY 2.0 Murray Foubister - CC BY-SA 2.0 Fpanchana - CC BY-SA 4.0 Pablo Rimachi - CC BY-SA 4.0 Murray Foubister - CC BY-SA 2.0 Jorge Láscar from Australia - CC BY 2.0 Kabelleger / David Gubler - CC BY-SA 4.0 McKay Savage - CC BY 2.0 Alberto Cafferata - CC BY-SA 4.0 No machine-readable author provided. Jose C. assumed (based on copyright claims). - Public domain ilkerender - CC BY 2.0 User:Jerrywills - CC BY-SA 3.0 Pedro Szekely from Los Angeles, USA - CC BY-SA 2.0 Murray Foubister - CC BY-SA 2.0 Kabelleger / David Gubler - CC BY-SA 4.0 Carlos Medina-Saldivar - CC BY-SA 4.0 Pedro Szekely from Los Angeles, USA - CC BY-SA 2.0 José Carlos Rozas Carazas - CC BY-SA 4.0 ilkerender - CC BY 2.0 McKay Savage - CC BY 2.0 Pedro Gandulias Osorio - CC BY-SA 4.0 Elemaki - CC BY 3.0 No images

Context of Peru

Peru (tiếng Tây Ban Nha: Perú, phát âm [peˈɾu]), tên chính thức là Cộng hòa Peru (tiếng Tây Ban Nha: República del Perú, phát âm [reˈpuβlika ðel peˈɾu]  ( nghe)), là một quốc gia nằm ở phía Tây Nam Mỹ. Về phía bắc, Peru có biên giới với Ecuador và Colombia, về phía đông là Brasil, về phía đông nam là Bolivia, ở phía nam là Chile, phía tây Peru là Thái Bình Dương.

Lãnh thổ Peru là quê hương của nhiều nền văn hóa cổ đại, trải dài từ văn minh Norte Chico – một trong các nền văn minh cổ xưa nhất trên thế giới, đến Đế quốc Inca – quốc gia lớn nhất châu Mỹ thời kỳ tiền Colombo. Đế quốc Tây Ban Nha chinh phục khu vực vào thế kỷ XVI và thiết lập một phó vương quốc với thủ đô tại Lima. Sau khi giành được độ...Xem thêm

Peru (tiếng Tây Ban Nha: Perú, phát âm [peˈɾu]), tên chính thức là Cộng hòa Peru (tiếng Tây Ban Nha: República del Perú, phát âm [reˈpuβlika ðel peˈɾu]  ( nghe)), là một quốc gia nằm ở phía Tây Nam Mỹ. Về phía bắc, Peru có biên giới với Ecuador và Colombia, về phía đông là Brasil, về phía đông nam là Bolivia, ở phía nam là Chile, phía tây Peru là Thái Bình Dương.

Lãnh thổ Peru là quê hương của nhiều nền văn hóa cổ đại, trải dài từ văn minh Norte Chico – một trong các nền văn minh cổ xưa nhất trên thế giới, đến Đế quốc Inca – quốc gia lớn nhất châu Mỹ thời kỳ tiền Colombo. Đế quốc Tây Ban Nha chinh phục khu vực vào thế kỷ XVI và thiết lập một phó vương quốc với thủ đô tại Lima. Sau khi giành được độc lập vào năm 1821, Peru trải qua các giai đoạn bất ổn định chính trị và khủng hoảng ngân sách, cũng như các giai đoạn ổn định và kinh tế tiến bộ.

Peru là một nước cộng hòa dân chủ đại nghị, được chia thành 25 vùng. Địa lý Peru biến đổi từ các đồng bằng khô hạn ở vùng duyên hải Thái Bình Dương đến các đỉnh của dãy Andes và các khu rừng nhiệt đới ở bồn địa Amazon. Peru là một quốc gia đang phát triển, có chỉ số phát triển con người ở mức cao và mức nghèo là khoảng 25,8%. Các hoạt động kinh tế chính của quốc gia gồm có khai mỏ, chế tạo, nông nghiệp và ngư nghiệp.

Peru là quốc gia đa sắc tộc, với dân số ước tính là 30,4 triệu, thành phần dân tộc bao gồm người da đỏ, người gốc Âu, người gốc Phi và người gốc Á. Ngôn ngữ chính được nói là tiếng Tây Ban Nha, song một lượng đáng kể người Peru nói tiếng Quechua hay các ngôn ngữ bản địa khác. Sự kết hợp của các truyền thống văn hóa khiến cho Peru có sự đa dạng lớn trên các lĩnh vực như nghệ thuật, ẩm thực, văn chương và âm nhạc.

More about Peru

Basic information
  • Currency Sol Peru
  • Tên bản địa Perú
  • Calling code +51
  • Internet domain .pe
  • Mains voltage 220V/60Hz
  • Democracy index 6.53
Population, Area & Driving side
  • Population 29381884
  • Diện tích 1285216
  • Driving side right
Lịch sử
  • Lịch sử  Những hình vẽ trên cao nguyên Nazca

    Các bằng chứng sớm nhất về sự hiện diện của con người tại lãnh thổ Peru có niên đại khoảng 9.000 năm TCN.[1] Xã hội phức tạp cổ nhất được biết đến tại Peru là văn minh Norte Chico, nền văn minh này hưng thịnh dọc theo bờ biển Thái Bình Dương trong khoảng từ 3.000 đến 1.800 TCN.[2] Theo sau những phát triển ban đầu này là các nền văn hóa khảo cổ học như Cupisnique, Chavin, Paracas, Mochica, Nazca, Wari, và Chimú. Vào thế kỷ XV, người Inca nổi lên thành một quốc gia hùng mạnh, tạo thành đế quốc lớn nhất châu Mỹ thời kỳ tiền Colombo, Đế quốc Inca tồn tại gần một thế kỷ.[3] Các xã hội Andes dựa vào nông nghiệp, sử dụng các kỹ thuật như thủy lợi và ruộng bậc thang; chăn nuôi lạc đà và ngư nghiệp cũng là hoạt động quan trọng. Tổ chức xã hội dựa trên sự hỗ thù và tái phân phối do các xã hội này không có khái niệm về thị trường hay tiền tệ.[4]

    Vào tháng 12 năm 1532, một toán conquistador dưới quyền chỉ huy của Francisco Pizarro đánh bại và bắt giữ Hoàng đế Inca Atahualpa. Mười năm sau, Vương quốc Tây Ban Nha thiết lập Phó vương quốc Peru để quản lý hầu hết các thuộc địa tại Nam Mỹ của họ.[5] Phó vương Francisco de Toledo tái tổ chức quốc gia trong thập niên 1570, hoạt động kinh tế chính là khai mỏ bạc và nguồn lao động chính là những lao động cưỡng bức người da đỏ.[6]

    ...Xem thêm
    Lịch sử  Những hình vẽ trên cao nguyên Nazca

    Các bằng chứng sớm nhất về sự hiện diện của con người tại lãnh thổ Peru có niên đại khoảng 9.000 năm TCN.[1] Xã hội phức tạp cổ nhất được biết đến tại Peru là văn minh Norte Chico, nền văn minh này hưng thịnh dọc theo bờ biển Thái Bình Dương trong khoảng từ 3.000 đến 1.800 TCN.[2] Theo sau những phát triển ban đầu này là các nền văn hóa khảo cổ học như Cupisnique, Chavin, Paracas, Mochica, Nazca, Wari, và Chimú. Vào thế kỷ XV, người Inca nổi lên thành một quốc gia hùng mạnh, tạo thành đế quốc lớn nhất châu Mỹ thời kỳ tiền Colombo, Đế quốc Inca tồn tại gần một thế kỷ.[3] Các xã hội Andes dựa vào nông nghiệp, sử dụng các kỹ thuật như thủy lợi và ruộng bậc thang; chăn nuôi lạc đà và ngư nghiệp cũng là hoạt động quan trọng. Tổ chức xã hội dựa trên sự hỗ thù và tái phân phối do các xã hội này không có khái niệm về thị trường hay tiền tệ.[4]

    Vào tháng 12 năm 1532, một toán conquistador dưới quyền chỉ huy của Francisco Pizarro đánh bại và bắt giữ Hoàng đế Inca Atahualpa. Mười năm sau, Vương quốc Tây Ban Nha thiết lập Phó vương quốc Peru để quản lý hầu hết các thuộc địa tại Nam Mỹ của họ.[5] Phó vương Francisco de Toledo tái tổ chức quốc gia trong thập niên 1570, hoạt động kinh tế chính là khai mỏ bạc và nguồn lao động chính là những lao động cưỡng bức người da đỏ.[6]

     Machu Picchu, một di chỉ thuộc văn minh Inca Quảng trường chính của Lima khoảng năm 1843.

    Các thoi bạc của Peru cung cấp thu nhập cho Vương quốc Tây Ban Nha và thúc đẩy một mạng lưới mậu dịch phức tạp trải rộng đến tận châu Âu và Philippines.[7] Tuy nhiên, vào thế kỷ XVIII, sản lượng bạc suy giảm và kinh tế đa dạng hóa khiến cho thu nhập của vương thất Tây Ban Nha giảm mạnh.[8] Nhằm phản ứng, triều đình ban hành các cải cách Bourbon, với một loạt các chiếu chỉ nhằm tăng thuế và phân chia Phó vương quốc.[9] Các luật mới kích động các cuộc nổi dậy như của Túpac Amaru II, song tất cả đều bị đàn áp.[10]

    Vào đầu thế kỷ XIX, trong khi hầu hết Nam Mỹ bị cuốn vào các cuộc chiến giành độc lập, thì Peru vẫn là một thành trì của những người bảo hoàng. Do giới tinh hoa dao động giữa giải phóng và trung thành với chế độ quân chủ Tây Ban Nha, Peru chỉ giành được độc lập sau khi bị chiếm đóng do chiến dịch quân sự của José de San Martín và Simón Bolívar.[11] Trong những năm đầu cộng hòa, đấu tranh cục bộ nhằm giành quyền lực giữa các lãnh đạo quân sự khiến cho chính trị bất ổn định.[12]

    Đặc tính dân tộc Peru được rèn luyện trong giai đoạn này, khi mà các kế hoạch của Simón Bolívar nhằm thành lập một Liên minh Mỹ Latinh gặp khó khăn và một liên minh với Bolivia sớm tàn.[13] Từ thập niên 1840 đến thập niên 1860, Peru trải qua một giai đoạn ổn định trong nhiệm kỳ tổng thống của Ramón Castilla nhờ thu nhập quốc gia tăng lên từ xuất khẩu phân chim.[14] Tuy nhiên, đến thập niên 1870, tài nguyên này bị cạn kiệt, quốc gia lâm vào tình trạng nợ nần nghiêm trọng, và đấu tranh chính trị lại nổi lên.[15]

    Peru chiến bại trước Chile trong Chiến tranh Thái Bình Dương 1879–1883, phải nhượng hai tỉnh Arica và Tarapacá theo các hiệp ước Ancón và Lima. Tiếp sau đấu tranh nội bộ hậu chiến là một giai đoạn ổn định dưới sự lãnh đạo của Đảng Bình dân, giai đoạn này kéo dài đến khi bắt đầu chế độ độc tài của Augusto B. Leguía.[16] Đại khủng hoảng khiến Leguía bị hạ bệ, hồi phục rối loạn chính trị, và Đảng Nhân dân Cách mạng châu Mỹ (APRA) nổi lên.[17] Trong ba thập niên sau đó, chính trị Peru có đặc điểm là tình trạng kình địch giữa tổ chức này và một liên minh của giới tinh hoa và quân sự.[18]

    Năm 1968, Lực lượng vũ trang Peru dưới sự chỉ huy của Tướng General Juan Velasco Alvarado tiến hành đảo chính chống Tổng thống Fernando Belaunde. Chế độ mới cam kết cải cách triệt để nhằm thúc đẩy phát triển, song không nhận được ủng hộ rộng rãi.[19] Năm 1975, Tướng Francisco Morales Bermúdez thay thế Velasco, làm tệ liệt các cải cách, và giám thị việc tái lập chế độ dân chủ.[20] Trong thập niên 1980, Peru phải đối mặt với nợ nước ngoài lớn, lạm phát ngày càng tăng, buôn bán ma túy nổi lên, và bạo lực chính trị quy mô lớn.[21] Trong nhiệm kỳ tổng thống của Alberto Fujimori (1990–2000), quốc gia bắt đầu phục hồi; tuy nhiên, các cáo buộc độc đoán, tham nhũng, và vi phạm nhân quyền buộc Fujimori phải từ nhiệm sau cuộc bầu cử năm 2000 gây tranh cãi.[22] Từ khi chế độ của Fujimori kết thúc, Peru cố gắng chống tham nhũng trong khi duy trì tăng trưởng kinh tế.[23]

    ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Dillehay ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Haas ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Altroy ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Mayer ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên r1 ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Bakewell ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Suarez ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Andrien ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Burkholder ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Phelan ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Anna ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Walker ^ Gootenberg (1991) tr 12. ^ Gootenberg (1993) tr 5–6. ^ Gootenberg (1993) tr 9. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Mucke ^ Klarén, tr 262–276. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Palmer ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Philip ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Schydlowsky ^ Klarén, tr 406–407. ^ BBC News, Fujimori: Decline and fall. Truy cập 21 tháng 7 năm 2007. ^ The Economist, Peru. Truy cập 18 tháng 7 năm 2007.
    Read less

Phrasebook

Xin chào
Hola
Thế giới
Mundo
Chào thế giới
Hola Mundo
Cảm ơn bạn
Gracias
Tạm biệt
Adiós
Đúng
Không
No
Bạn khỏe không?
¿Cómo estás?
Tốt, cảm ơn bạn
Bien, gracias
cái này giá bao nhiêu?
¿Cuánto cuesta?
Số không
Cero
Một
Una

Where can you sleep near Peru ?

Booking.com
487.341 visits in total, 9.186 Points of interest, 404 Đích, 26 visits today.