Context of Mauritanie

Mauritanie (tiếng Việt: Mô-ri-ta-ni; tiếng Ả Rập: موريتانيا‎ Mūrītāniyā; tiếng Wolof: Gànnaar; tiếng Soninke: Murutaane; tiếng Pular: Moritani; tiếng Pháp: Mauritanie, tiếng Anh: Mauritania), có tên chính thức là Cộng hòa Hồi giáo Mauritanie, là một đất nước nằm ở Tây Phi. Đất nước này giáp với Đại Tây Dương về hướng Tây, giáp với Sénégal về phía tây nam, với Mali ở hướng đông và đông nam, với Algérie ở hướng đông bắc, và với Maroc cùng khu vực Tây Sahara ở hướng tây bắc. Tên của quốc gia này được đặt theo tên tỉnh Mauretania của La Mã cổ đại, ngay cả khi đất nước Mauritanie hiện tại hoàn toàn cách biệt về phía tây nam so với lãnh thổ cũ. Thủ đô và thành phố lớn nhất của nước này Nouakchott, nằm bên bờ Đại Tây Dương.

Mauritanie độc lập khỏi Tây Phi thuộc Pháp vào năm 1960. Kể từ đó, đất nước đã trải qua các cuộc đảo chính liên tục và thời kỳ thống trị của quân đội...Xem thêm

Mauritanie (tiếng Việt: Mô-ri-ta-ni; tiếng Ả Rập: موريتانيا‎ Mūrītāniyā; tiếng Wolof: Gànnaar; tiếng Soninke: Murutaane; tiếng Pular: Moritani; tiếng Pháp: Mauritanie, tiếng Anh: Mauritania), có tên chính thức là Cộng hòa Hồi giáo Mauritanie, là một đất nước nằm ở Tây Phi. Đất nước này giáp với Đại Tây Dương về hướng Tây, giáp với Sénégal về phía tây nam, với Mali ở hướng đông và đông nam, với Algérie ở hướng đông bắc, và với Maroc cùng khu vực Tây Sahara ở hướng tây bắc. Tên của quốc gia này được đặt theo tên tỉnh Mauretania của La Mã cổ đại, ngay cả khi đất nước Mauritanie hiện tại hoàn toàn cách biệt về phía tây nam so với lãnh thổ cũ. Thủ đô và thành phố lớn nhất của nước này Nouakchott, nằm bên bờ Đại Tây Dương.

Mauritanie độc lập khỏi Tây Phi thuộc Pháp vào năm 1960. Kể từ đó, đất nước đã trải qua các cuộc đảo chính liên tục và thời kỳ thống trị của quân đội độc tài. Chính phủ dân sự của Mauritanie bị lật đổ vào ngày 6 tháng 8 năm 2008, trong một cuộc đảo chính quân sự thực hiện bởi Tướng Mohamed Ould Abdel Aziz. Ngày 16 tháng 8 năm 2009, Mohamed Aziz đã rời chức vụ trong quân đội để tham gia vào cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào ngày 19 tháng 7, sau đó ông đã thắng cử, và tiếp tục tái đắc cử năm 2014. Chiến thắng của Mohamed Ould Ghazouani trong cuộc bầu cử tổng thống Mauritanie năm 2019 được coi là sự chuyển giao quyền lực hòa bình đầu tiên của đất nước kể từ khi độc lập.

Khoảng 20% dân số Mauritanie sống dưới mức 1,25 USD một ngày.

More about Mauritanie

Basic information
  • Calling code +222
  • Internet domain .mr
  • Mains voltage 220V/50Hz
  • Democracy index 3.92
Population, Area & Driving side
  • Population 4614974
  • Diện tích 1030700
  • Driving side right
Lịch sử
  • Lịch sử Trước kỷ thuộc địa

    Từ thế kỷ thứ năm đến thế kỷ thứ bảy, các bộ lạc của người Berber di cư đến Mauritanie từ Bắc Phi và thay thế người Bafour, vốn là những cư dân hiện nay của Mauritanie và là tổ tiên của người Soninke. Người Bafour sống chủ yếu nhờ vào nông nghiệp, và năm trong số những tộc người từ bỏ lối sống du mục sớm nhất. Cùng với sự mở rộng dần dần của sa mạc Sahara, họ tiến về phía nam.

    Sau đó không chỉ có những bộ lạc ở Trung tâm Sahara đến sinh sống ở Tây Phi, vào năm 1076, các chiến binh thầy tu Hồi giáo người Moor (Almoravid hay Al Murabitun) tấn công và chinh phục đế quốc Ghana. Trong hơn 500 năm sau đó, người Ả Rập dẹp tan được sự kháng cự quyết liệt của các cư dân tại địa phương (người Berber và người không thuộc chủng tộc Berber) và đặt quyền thống trị Mauritanie. Chiến tranh Mauritanie ba mươi năm (1644–74) là nỗ lực không thành công cuối cùng nhằm đẩy lui những kẻ xâm lược người Ả Rập Yemen Maqil được dẫn đầu bởi bộ lạc Beni Hassan.

    Những hậu duệ của các chiến binh Beni Hassan trở thành tầng lớp trên trong xã hội Moorish. Tuy nhiên ảnh hưởng người Berbers vẫn tồn tại thông qua các Marabout vốn là những người bảo tồn và giảng dạy truyền thống Hồi giáo. Nhiều bộ lạc Berber khẳng định họ có nguồn gốc từ Yemen (và các vùng đất Ả Rập khác), tuy nhiên lại có ít bằng chứng cho thấy điều này, chỉ trừ một vài nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa hai nhóm chủng tộc.[1] Tiếng Hassaniya, một phương ngữ của người Berber chịu ảnh hưởng của tiếng Ả Rập được đặt tên theo Beni Hassan, vốn đã trở thành ngôn ngữ thông dụng trong các nhóm cư dân du mục.

    ...Xem thêm
    Lịch sử Trước kỷ thuộc địa

    Từ thế kỷ thứ năm đến thế kỷ thứ bảy, các bộ lạc của người Berber di cư đến Mauritanie từ Bắc Phi và thay thế người Bafour, vốn là những cư dân hiện nay của Mauritanie và là tổ tiên của người Soninke. Người Bafour sống chủ yếu nhờ vào nông nghiệp, và năm trong số những tộc người từ bỏ lối sống du mục sớm nhất. Cùng với sự mở rộng dần dần của sa mạc Sahara, họ tiến về phía nam.

    Sau đó không chỉ có những bộ lạc ở Trung tâm Sahara đến sinh sống ở Tây Phi, vào năm 1076, các chiến binh thầy tu Hồi giáo người Moor (Almoravid hay Al Murabitun) tấn công và chinh phục đế quốc Ghana. Trong hơn 500 năm sau đó, người Ả Rập dẹp tan được sự kháng cự quyết liệt của các cư dân tại địa phương (người Berber và người không thuộc chủng tộc Berber) và đặt quyền thống trị Mauritanie. Chiến tranh Mauritanie ba mươi năm (1644–74) là nỗ lực không thành công cuối cùng nhằm đẩy lui những kẻ xâm lược người Ả Rập Yemen Maqil được dẫn đầu bởi bộ lạc Beni Hassan.

    Những hậu duệ của các chiến binh Beni Hassan trở thành tầng lớp trên trong xã hội Moorish. Tuy nhiên ảnh hưởng người Berbers vẫn tồn tại thông qua các Marabout vốn là những người bảo tồn và giảng dạy truyền thống Hồi giáo. Nhiều bộ lạc Berber khẳng định họ có nguồn gốc từ Yemen (và các vùng đất Ả Rập khác), tuy nhiên lại có ít bằng chứng cho thấy điều này, chỉ trừ một vài nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa hai nhóm chủng tộc.[1] Tiếng Hassaniya, một phương ngữ của người Berber chịu ảnh hưởng của tiếng Ả Rập được đặt tên theo Beni Hassan, vốn đã trở thành ngôn ngữ thông dụng trong các nhóm cư dân du mục.

    Thời kì thuộc địa

    Kể từ cuối thập kỷ 1800, Thực dân Pháp dần dần bình định được các lãnh thổ mà ngày nay là Mauritanie từ khu vực sông Sénégal lên phía bắc. Năm 1901, một người Pháp tên là Xavier Coppolani được giao nhiệm vụ đánh chiếm các thuộc địa. Bằng chiến lược kết hợp giữa việc liên minh với các bộ lạc Zawiya và gây áp lực quân sự lên các chiến binh du mục Hassane, ông này đã mở rộng được quyền thống trị của người Pháp tới các tiểu vương quốc bên trong Mauritanies: Trarza, Brakna và Tagant một cách nhanh chóng thông qua một loạt các hiệp định chấp nhận sự bảo hộ của người Pháp (1903–04). Duy chỉ có tiểu vương quốc Adrar ở phía bắc đứng vững được lâu hơn cả, nhờ vào các cuộc nổi dậy chống thực dân (hay jihad) của shaykh Maa al-Aynayn. Cuối cùng thì tiểu vương quốc này bị chinh phục bằng sức mạnh quân sự vào năm 1912, và được sáp nhập vào lãnh thổ Mauritanie, vốn tách ra vào năm 1904. Sau đó Mauritanie đã trở thành một phần của Tây Phi thuộc Pháp từ năm 1920.

    Độc lập, thời kỳ Ould Daddah và xung đột với Tây Sahara (1960–1978)

    Năm 1960, Mauritanie trở thành nước Cộng hòa Hồi giáo độc lập dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Moktar Ould Daddah. Năm 1964, Tổng thống Moktar Ould Daddah, ban đầu được chỉ định bởi người Pháp, chính thức tuyên bố Mauritania là một quốc gia độc đảng với một hiến pháp mới, thiết lập một chế độ độc tài tổng thống. Đảng "Parti du Peuple Mauritanien" (PPM) của Daddah đã trở thành tổ chức cầm quyền trong hệ thống độc đảng. Tổng thống biện minh cho điều này với lý do Mauritania chưa sẵn sàng cho nền dân chủ đa đảng kiểu phương Tây. Theo hiến pháp độc đảng này, Daddah đã được bầu lại trong các cuộc bầu cử không kiểm tra vào năm 1976 và 1978.

    Các trận hạn hán lớn ở Sahel vào đầu những năm 1970 đã gây ra sự tàn phá lớn ở Mauritanie, làm trầm trọng thêm các vấn đề đói nghèo và xung đột. Năm 1975, vì lo sợ trước sự bành trướng của Maroc, Mauritanie đã cùng Maroc sáp nhập và phân chia quyền kiểm soát vùng Tây Sahara. Việc xâm chiếm này mở đầu cuộc xung đột giữa người Saharawi thuộc Mặt trận Polisario với Maroc và Mauritanie.

    Năm 1978, Tổng thống Daddah bị ủy ban quân sự cứu quốc lật đổ. Từ đó, các nhà quân sự độc tài thay phiên lên cầm quyền.

    Chính phủ quân sự CMRN và CMSN (1978–1984)

    Chính quyền CMRN của Đại tá Mustafa Ould Salek tỏ ra không có khả năng thiết lập một cơ sở quyền lực vững chắc hoặc đưa đất nước ra khỏi cuộc xung đột gây bất ổn với phong trào kháng chiến Sahrawi, Mặt trận Polisario. Nó nhanh chóng sụp đổ và được thay thế bởi một chính phủ quân sự khác, CMSN. Năm 1979, Mauritanie ký hiệp định hòa bình với Mặt trận Polisario tại Algérie và rút quân khỏi vùng Tây Sahara.

    Đại tá Mohamed Khouna Ould Haidallah sớm nổi lên như một người điều hành đất nước. Bằng cách từ bỏ tất cả các yêu sách đối với Tây Sahara, ông đã tìm thấy hòa bình với Polisario và cải thiện quan hệ với nước ủng hộ chính của mặt trận, Algeria. Nhưng quan hệ với Maroc và đồng minh châu Âu là Pháp đã xấu đi. Tình trạng bất ổn tiếp tục diễn ra, và những nỗ lực cải cách đầy tham vọng của Haidallah được thành lập. Chế độ của ông bị cản trở bởi những âm mưu đảo chính và âm mưu bên trong quân đội. Nó ngày càng trở nên tranh chấp do các biện pháp khắc nghiệt và không khoan nhượng của ông đối với các đối thủ; nhiều người bất đồng chính kiến ​​đã bị bỏ tù, và một số bị hành quyết. Năm 1981, chế độ nô lệ chính thức được bãi bỏ theo luật, biến Mauritania trở thành quốc gia cuối cùng trên thế giới làm như vậy.

    Thời kỳ Ould Taya (1984–2005)

    Vào tháng 12 năm 1984, Haidallah bị hạ bệ bởi Đại tá Maaouya Ould Sid'Ahmed Taya. Ould Taya đã thiết lập lại quan hệ với Maroc vào cuối những năm 1980. Mauritania đã không hủy bỏ sự công nhận của mình đối với chính phủ lưu vong Tây Sahara của Polisario, và vẫn có quan hệ tốt với Algeria. Lập trường của nước này đối với cuộc xung đột Tây Sahara kể từ những năm 1980 là trung lập. Taya nới lỏng luật lệ Hồi giáo, đấu tranh chống tham nhũng, xúc tiến cải cách kinh tế theo đề xuất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội đa đảng lần đầu tiên năm 1986.

    Mối bất hòa sắc tộc thể hiện rõ trong bạo lực giữa các cộng đồng nổ ra vào tháng 4 năm 1989 ("Chiến tranh biên giới Mauritania-Senegal"), nhưng sau đó đã lắng xuống. Mauritanie trục xuất khoảng 70.000 người Mauritanie châu Phi cận Sahara vào cuối những năm 1980. Căng thẳng sắc tộc và vấn đề nhạy cảm về chế độ nô lệ - trong quá khứ và ở một số khu vực, hiện tại - vẫn là những chủ đề mạnh mẽ trong các cuộc tranh luận chính trị của đất nước.

     Nouakchott là thủ đô và là thành phố lớn nhất của Mauritania. Đây là một trong những thành phố lớn nhất ở Sahara.

    Năm 1991, một cuộc trưng cầu dân ý cho phép thông qua chế độ đa đảng và tự do báo chí được nêu trong Hiến pháp mới. Năm 1992, cuộc tuyển cử đa đảng lần đầu tiên diễn ra kể từ khi giành độc lập. Đại tá Ould Taya được bầu làm Tổng thống nước Cộng hòa. Đảng của Taya giành thắng lợi trong cuộc bầu cử lập pháp nhưng bị phe đối lập tẩy chay. Mauritanie thiết lập lại mối quan hệ ngoại giao với Sénégal. Năm 1997, Ould Taya tái đắc cứ Tổng thống.

    Các cuộc đảo chính quân sự (2005–nay)

    Vào ngày 3 tháng 8 năm 2005, một cuộc đảo chính quân sự do Đại tá Ely Ould Mohamed Vall lãnh đạo đã kết thúc 21 năm cầm quyền của Maaouya Ould Sid'Ahmed Taya. Lợi dụng sự có mặt của Taya tại lễ tang của Quốc vương Ả Rập Xê-út Fahd, quân đội, bao gồm các thành viên của đội bảo vệ tổng thống, đã giành quyền kiểm soát các điểm trọng yếu ở thủ đô Nouakchott. Cuộc đảo chính diễn ra mà không có thiệt hại về nhân mạng.

    Cuộc bầu cử tổng thống hoàn toàn dân chủ đầu tiên của Mauritania diễn ra vào ngày 11 tháng 3 năm 2007. Cuộc bầu cử đã thực hiện sự chuyển giao cuối cùng từ chế độ quân sự sang dân sự sau cuộc đảo chính quân sự năm 2005. Chính phủ của Tổng thống Sidi Ould Cheikh Abdallahi được thành lập.

     Tổng thống Mohamed Ould Addel Aziz, tổng thống Mauritanie giai đoạn 2009-2019.

    Không lâu sau đó vào tháng 8 năm 2008, chính quyền quân sự lại đảo chính và đưa tướng Mohamed Ould Abdel Aziz lên làm lãnh đạo. Cuộc đảo chính cũng được hậu thuẫn bởi đối thủ của Abdallahi trong cuộc bầu cử năm 2007, Ahmed Ould Daddah. Tuy nhiên, chế độ của Abdel Aziz bị cô lập trên trường quốc tế, và trở thành đối tượng của các lệnh trừng phạt ngoại giao và việc hủy bỏ một số dự án viện trợ. Chỉ có một số ít nước ủng hộ (trong số đó có Morocco, Libya và Iran), trong khi Algeria, Hoa Kỳ, Pháp và các nước châu Âu khác chỉ trích cuộc đảo chính, và tiếp tục coi Abdallahi là tổng thống hợp pháp của Mauritania. Trong nước, một nhóm các đảng liên kết xung quanh Abdallahi để tiếp tục phản đối cuộc đảo chính, khiến chính quyền cấm biểu tình và đàn áp các nhà hoạt động đối lập. Áp lực quốc tế và nội bộ cuối cùng buộc phải thả Abdallahi, người đang bị quản thúc tại quê nhà. Chính phủ mới đã cắt đứt quan hệ với Israel. Aziz đã được chính thức bầu làm Tổng thống Mauritanie tháng 7 năm 2009, mặc dù cuộc bầu cử chịu sự phản đối của phe đối lập trong nước và dư luận quốc tế.

    Vào tháng 2 năm 2011, làn sóng của Mùa xuân Ả Rập đã lan đến Mauritania, hàng nghìn người đã xuống đường biểu tình ở thủ đô. Tháng 8 năm 2019, Mohamed Ould Ghazouani tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ mười của Mauritania.

    Chế độ nô lệ thời hiện đại vẫn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau ở Mauritania.  Theo một số ước tính, hàng nghìn người Mauritanie vẫn bị bắt làm nô lệ. Một báo cáo năm 2012 của CNN, "Thành trì cuối cùng của nô lệ," của John D. Sutter, mô tả và ghi lại các nền văn hóa sở hữu nô lệ đang diễn ra.  Sự phân biệt đối xử xã hội này chủ yếu được áp dụng chống lại "người Moor da đen" (Haratin) ở miền bắc của đất nước, nơi giới tinh hoa bộ lạc giữa "người Moor da trắng" (người Ả Rập nói tiếng Bidh'an, Hassaniya và người Berber Ả Rập) nắm giữ sự ảnh hưởng. Chế độ nô lệ cũng tồn tại trong các nhóm dân tộc châu Phi cận Sahara ở phía nam.

    Mauritanie là thành viên của Liên đoàn Ả Rập và Tổ chức Thống nhất châu Phi.

    ^ Chaabani H (2000). Sanchez-Mazas A, Sallami SF. “Genetic differentiation of Yemeni people according to rhesus and Gm polymorphisms”. Annales de Génétique. 43 (3–4): 155–62. doi:10.1016/S0003-3995(00)01023-6. PMID 11164198. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
    Read less

Where can you sleep near Mauritanie ?

Booking.com
492.713 visits in total, 9.213 Points of interest, 405 Đích, 22 visits today.