Context of Triều Tiên

Triều Tiên (theo cách sử dụng tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên: Chosŏn'gŭl: 조선, Hanja: 朝鮮, McCune–Reischauer: Chosǒn), Đại Hàn (theo cách sử dụng tại Đại Hàn Dân Quốc: Tiếng Hàn: 한국; Hanja: 韓國; Romaja: Hanguk), Liên Triều (cách gọi mà một số phương tiện truyền thông tại Việt Nam sử dụng) hay Korea (theo cách sử dụng quốc tế bắt nguồn từ tên gọi Cao Ly) là một nền văn hóa và khu vực địa lý nằm trên bán đảo Triều Tiên thuộc khu vực Đông Á, giáp với Trung Quốc về phía tây bắc, Nga về hướng đông bắc và Nhật Bản ở phía đông nam qua eo biển Triều Tiên.

Hiện nay, Triều Tiên được chia ra thành hai chính thể: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ở phía bắc là một quốc gia đơn đảng sử dụng thuyết Chủ thể làm nền tảng và Đại Hàn Dân Quốc ở phía nam là một nhà nước đa đ...Xem thêm

Triều Tiên (theo cách sử dụng tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên: Chosŏn'gŭl: 조선, Hanja: 朝鮮, McCune–Reischauer: Chosǒn), Đại Hàn (theo cách sử dụng tại Đại Hàn Dân Quốc: Tiếng Hàn: 한국; Hanja: 韓國; Romaja: Hanguk), Liên Triều (cách gọi mà một số phương tiện truyền thông tại Việt Nam sử dụng) hay Korea (theo cách sử dụng quốc tế bắt nguồn từ tên gọi Cao Ly) là một nền văn hóa và khu vực địa lý nằm trên bán đảo Triều Tiên thuộc khu vực Đông Á, giáp với Trung Quốc về phía tây bắc, Nga về hướng đông bắc và Nhật Bản ở phía đông nam qua eo biển Triều Tiên.

Hiện nay, Triều Tiên được chia ra thành hai chính thể: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ở phía bắc là một quốc gia đơn đảng sử dụng thuyết Chủ thể làm nền tảng và Đại Hàn Dân Quốc ở phía nam là một nhà nước đa đảng theo thể chế Cộng hoà Tổng thống.

Là một trong những nền văn minh lâu đời nhất trên thế giới, Triều Tiên có lịch sử được ghi chép sớm nhất vào khoảng hơn 3000 năm. Trong thế kỷ thứ IV, họ đã bắt đầu sử dụng hệ thống chữ Hán và chịu ảnh hưởng của Phật Giáo, về sau, Nho Giáo của Khổng Tử và nhiều khía cạnh văn hóa khác du nhập từ Trung Hoa dần có ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội này.

Sau khi thống nhất Tam Quốc vào năm 676, Triều Tiên giữ được độc lập về lãnh thổ, chính trị cũng như văn hóa cho đến khi bị Đế quốc Mông Cổ xâm lược trong thế kỷ XIII. Trong nhiều thế kỷ kế tiếp, Triều Tiên duy trì một liên minh gần gũi, thân cận với các triều đại phong kiến Trung Quốc, trong khi cũng đồng thời giữ gìn bản sắc của riêng mình.

Nền văn hóa Triều Tiên đã đem lại máy in, đồng hồ tự gõ đầu tiên, máy đo lượng nước mưa và tàu chiến bọc sắt. Văn hóa Triều Tiên đạt đến đỉnh cao trong thế kỷ XV, dưới thời Triều Tiên Thế Tông. Sau đó, đất nước rơi vào trì trệ, suy thoái vào giai đoạn sau của nhà Triều Tiên và đến cuối thế kỷ XIX thì bắt đầu bị các đế quốc thực dân phương Tây dòm ngó.

Năm 1910, Triều Tiên bị Đế quốc Nhật Bản sáp nhập và trở thành thuộc địa của người Nhật cho đến giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau khi Nhật Bản đầu hàng, bán đảo được quân đội Đồng Minh giải phóng, tuy nhiên, các lực lượng quân sự của Liên Xô và Hoa Kỳ đã không thể tìm kiếm thành công một phương án đồng ủy trị cho nơi đây. Cuối cùng, hai quốc gia lần lượt lập nên những chính phủ trung thành với ý thức hệ của họ, dẫn đến hệ quả là Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và sự chia cắt vĩnh viễn của bán đảo này. Hiện nay, hai miền đang nỗ lực đàm phán và đối thoại nhằm tiến tới hòa bình lâu dài cũng như tái thống nhất theo hướng duy trì hiện trạng chế độ của hai miền ngày nay.

More about Triều Tiên

Basic information
  • Tên bản địa 한국
Population, Area & Driving side
  • Diện tích 219155
Lịch sử
  • Lịch sử  Buryeongsa

    Đã có bằng chứng khảo cổ cho thấy loài người đã sống trên bán đảo Triều Tiên khoảng 700.000 năm trước, trong thời kỳ Hạ Đồ đá cũ. Đồ gốm Triều Tiên cổ xưa nhất có từ khoảng năm 7000 TCN, và thời kỳ Đồ đá mới bắt đầu khoảng năm 6000 TCN. Thời kỳ đồ gốm Trất Văn kéo dài từ 3500 TCN đến 2000 TCN.

    Cổ Triều Tiên

    Theo sự tích Đàn Quân, Triều Tiên được thành lập năm 2333 TCN. Quốc gia này được biết đến với tên Triều Tiên, thường được gọi là Cổ Triều Tiên để phân biệt với nhà Triều Tiên. Các nhà khảo cổ đã khai quật được các đồ tạo tác của Cổ Triều Tiên và các thành cổ khắp Triều Tiên và miền nam Mãn Châu.

    ...Xem thêm
    Lịch sử  Buryeongsa

    Đã có bằng chứng khảo cổ cho thấy loài người đã sống trên bán đảo Triều Tiên khoảng 700.000 năm trước, trong thời kỳ Hạ Đồ đá cũ. Đồ gốm Triều Tiên cổ xưa nhất có từ khoảng năm 7000 TCN, và thời kỳ Đồ đá mới bắt đầu khoảng năm 6000 TCN. Thời kỳ đồ gốm Trất Văn kéo dài từ 3500 TCN đến 2000 TCN.

    Cổ Triều Tiên

    Theo sự tích Đàn Quân, Triều Tiên được thành lập năm 2333 TCN. Quốc gia này được biết đến với tên Triều Tiên, thường được gọi là Cổ Triều Tiên để phân biệt với nhà Triều Tiên. Các nhà khảo cổ đã khai quật được các đồ tạo tác của Cổ Triều Tiên và các thành cổ khắp Triều Tiên và miền nam Mãn Châu.

    Các tài liệu khảo cổ và sử sách cho biết nó có thể được thành lập từ một liên minh của các thành thành một nhà nước tập trung vào giữa thế kỷ VII và IV TCN, khi nó tự xưng là một vương triều và tuyên chiến với nhà Chu. Năm 108 TCN, nhà Hán tại Trung Quốc đã đánh bại Cổ Triều Tiên và lập ra 4 quận tại miền bắc Triều Tiên (kể cả một quận gần Bình Nhưỡng) và Mãn Châu chủ yếu để làm tiền đồn buôn bán. Đến 75 TCN, ba trong bốn quận đã bị thất thủ, nhưng còn một quận nằm dưới sự cai trị của nhà Hán cho tới năm 313.

    Một quốc gia với tên gọi Thìn Quốc tồn tại ở miền nam Triều Tiên trước khi Cổ Triều Tiên bị sụp đổ. Tuy rất ít được biết về tổ chức chính trị của quốc gia này, các tạo tác bằng đồng thiếc từ thế kỷ III và II trước Công Nguyên đã được khai quật trong khu vực. Tam Hàn, ba liên minh có nguồn gốc từ Thìn, thay nước Thìn. Tại miền bắc, quốc gia Cao Câu Ly đã thống nhất Phù Dư, Ốc Trở và Đông Uế trong lãnh thổ Cổ Triều Tiên trước kia, và tiêu diệt quận của người Hán vào năm 313.

    Tam Quốc  Thạch Quật Am, thời kỳ Tân La Thống nhất

    Ba nước Cao Câu Ly, Tân La và Bách Tế (hai nước sau phát sinh từ Tam Hàn) giành quyền với nhau và thâu tính các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực. Tổ chức nhà nước tinh vi được phát triển dưới dạng Khổng giáo và Phật giáo.

    Cao Câu Ly là nước mạnh nhất, nhưng luôn giao chiến với nhà Tùy và nhà Đường tại Trung Quốc. Trong thế kỷ thứ VII, Tùy Dạng Đế đã đem 100 vạn quân qua xâm lấn Cao Câu Ly. Tuy nhiên, người Triều Tiên, dưới sự chỉ huy của tướng Eulji Mundeok (Ất Chi Văn Đức) đã đánh bại quân Hán. Việc này đã dẫn đến sự sụp đổ của nhà Tùy. Nhà Đường cũng tiếp tục giao chiến với Cao Câu Ly.

    Tuy là nước lạc hậu nhất trong lĩnh vực văn hóa trong Tam Quốc, Tân La có một truyền thống quân sự xung quanh các chiến sĩ được gọi là hoa lang (hwarang). Thoạt tiên Tân La sáp nhập khối Già Da (Gaya), rồi liên minh với nhà Đường để thâu tính Bách Tế và, sau này, Cao Câu Ly. Việc này tạo ra nhà nước thống nhất đầu tiên tại Triều Tiên, thường được gọi là Tân La Thống nhất.

    Bột Hải và Tân La Thống nhất

    Tân La cuối cùng đuổi được quân nhà Đường ra khỏi lãnh thổ Cao Câu Ly. Vì lẽ đó, đến thế kỷ thứ VIII, Tân La đã quản lý hầu hết bán đảo Triều Tiên và vì thế được gọi là Tân La Thống nhất. Đến cuối thế kỷ thứ IX, Tân La Thống nhất sụp đổ và thời Hậu Tam Quốc bắt đầu.

    Sau khi Cao Câu Ly sụp đổ, tướng Đại Tộ Vinh (Dae Joyeong) lãnh đạo quân dân đến khu vực Cát Lâm của Mãn Châu. Vị tướng này thành lập nước Bột Hải như nhà nước tiếp kế Cao Câu Ly và giành lại được khu vực miền bắc bị mất. Cuối cùng, lãnh thổ Bội Hải đã trải dài từ Tùng Hoa Giang và Hắc Long Giang ở miền bắc Mãn Châu đến các tỉnh miền bắc Triều Tiên. Trong thế kỷ thứ X, Bột Hải đã bị người Khiết Đan chiếm đóng.

    Triều đại Cao Ly (918-1392)  Tranh tường của triều Cao Ly Chùa tại Triều Tiên

    Vương triều Cao Ly thay thế Tân La Thống nhất. Nhiều vương thân từ nước Bột Hải cũng tham gia vào quốc gia mới này, có lãnh thổ rộng hơn bán đảo Triều Tiên (xem Gian Đảo, nay dưới sự quản lý của Trung Quốc). Trong thời kỳ này, luật pháp đã được soạn ra, một hệ thống quan lại cũng ra mắt vào thời điểm này, và Phật giáo trở thành thịnh hành tại Triều Tiên.

    Trong thế kỷ thứ X và XI, Triều Tiên tiếp tục bị người Nữ Chân và Khiết Đan tấn công tại biên giới phía bắc. Xung đột giữa các quan lại văn và võ ngày càng tăng khi các quan võ bị hạ thấp địa vị và được trả tiền ít hơn. Việc này khiến nhiều tướng cầm quân nổi loạn và một số khác di cư tại nơi khác.

    Trong năm 1238, quân Mông Cổ xâm chiếm Triều Tiên. Sau gần 30 năm kháng chiến, Triều Tiên tiêu tàn và hai nước ký hiệp ước có lợi cho Mông Cổ. Dưới sự điều khiển của Mông Cổ, Cao Ly tham gia vào hai cuộc xâm chiếm Nhật Bản không thành. Trong thập niên 1340, Đế quốc Mông Cổ bị nhanh chóng suy sụp vì có xung đột nội bộ. Lúc này Triều Tiên có thể cải cách chính trị mà không bị Mông Cổ quấy rối. Vào thời điểm này, tướng Lý Thành Quế (Yi Seong-gye) lập danh cho mình bằng cách đánh đuổi hải tặc Nhật Bản, được gọi là Uy khấu (giặc lùn), đã cướp bóc từ các tàu lái buôn của Trung Quốc và Triều Tiên và tàn phá bờ biển Triều Tiên.

    Triều đại Triều Tiên (1392-1910)

    Năm 1392, Ly Thành Quế thành lập nhà Triều Tiên (Joseon), dời thủ đô đến Hán Thành (Hanseong, nay là Seoul). Trong 200 năm đầu của triều đại này, lãnh thổ miền Bắc được thêm vào, diện tích đất trồng trọt được tăng gấp hai, khoa học và kỹ thuật phát triển, chữ viết mới Hangul phù hợp với tiếng Triều Tiên được sáng chế, và nhiều sách vở về giáo dục cơ bản được xuất bản, trong khi hiến pháp và luật pháp được hoàn thành.

    Trong cuối thập niên 1590, Nhật Bản hai lần xâm lăng Triều Tiên nhưng không thành, gây ra nhiều sự tàn phá. Những người xâm lược đốt hết những gì họ không đem về Nhật Bản được và nhiều tạo tác văn hóa bị mất tích. Với sự giúp đỡ của quân Minh và tàu chiến bọc sắc của đô đốc Lý Thuấn Thần (Yi Sunsin), quân Triều Tiên đẩy lùi được quân Nhật.

    Tuy thế, sau sự xâm lăng của Nhật Bản, trong thập niên 1620 và 1630 nhà Triều Tiên không thể kháng cự quân Mãn Châu. Cuối cùng nó phải công nhận nhà Thanh là triều đại tại Trung Quốc. Sau đó Triều Tiên được hai thế kỷ hoà bình. Quốc gia này đã cách ly với thế giới bên ngoài vào thời điểm này và được gọi là "Vương triều ẩn dật".

    Nhà Triều Tiên được cho là triều đại cai trị lâu dài nhất tại Đông Á.

    Nhật Bản chiếm đóng

    Bắt đầu từ đầu thập niên 1870, Nhật Bản bắt đầu cưỡng bức Triều Tiên ra khỏi khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc và vào khu vực của Nhật. Năm 1895, Hoàng hậu Minh Thành (Myeongseong) bị quân Nhật dưới sự chỉ đạo của Miura Goro ám sát. Sau Chiến tranh Trung-Nhật và Chiến tranh Nga-Nhật, Nhật Bản giành được ưu thế tại Triều Tiên. Năm 1910, Nhật Bản cưỡng bức Triều Tiên ký Điều ước Sáp nhập Hàn-Nhật.

    Sự cai trị của Nhật rất tàn bạo và nhiều người Triều Tiên đã kháng cự, cuối cùng dẫn đến phong trào đòi độc lập. Phong trào này đã bị Nhật đàn áp dã man và hàng ngàn người đã bị Nhật giết hại.

    Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều người Triều Tiên đã bị cưỡng bức hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Nhật. Hàng vạn người đàn ông đã bị bắt đi lính trong quân đội Nhật, trong khi đến 200.000 phụ nữ đã bị cưỡng bức lao động hay làm nô lệ tình dục, được gọi là "úy an phụ" (慰安婦, 위안부). Khoảng 60.000 người Triều Tiên làm việc trong hầm mỏ đã bị thiệt mạng giữa 1939 và 1945, và vô số khác bị dùng làm thí nghiệm cho Đơn vị 731.

    Thái độ bài Nhật vẫn còn mạnh mẽ tại Triều Tiên, đặc biệt là trong thế hệ già, vì họ tin rằng Nhật Bản không tỏ ra hối hận cho những điều sai trái này.

    Đất nước chia cắt

    Sau khi Nhật Bản đầu hàng vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, chính phủ đế quốc Nhật được thay thế bởi sự hiện diện của Hoa Kỳ và Liên Xô. Liên Xô ủng hộ chính quyền miền bắc, đồng thời cũng có quan hệ với Trung Quốc; Hoa Kỳ có quan hệ gần gũi với chính quyền ở miền nam, giúp đỡ những người có kinh nghiệm dưới thời Nhật lên cầm quyền và đàn áp những người cộng sản. Người Triều Tiên bị chia rẽ: những người tay sai Nhật thiếu sự tín nhiệm của người dân, nhưng họ có nhiều kinh nghiệm và giữ quyền. Chủ nghĩa cộng sản ngày càng thâm nhập vào Triều Tiên và những người Triều Tiên đã từng chiến đấu chống Nhật cùng với Trung Quốc được nhiều quyền lực và danh tiếng.

    Chiến tranh Triều Tiên và hy vọng tái thống nhất

    Theo một số nhà khoa học chính trị[ai?], Chiến tranh Triều Tiên là kết quả trực tiếp của chính sách toàn cầu của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã ủng hộ những người theo chủ nghĩa chống cộng, hậu thuẫn quân đội Đại Hàn Dân Quốc, và ảnh hưởng Liên Hợp Quốc để ủng hộ quân đội này. Trong năm 1945, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Hợp Quốc dự định tạo ra một chính quyền ủy nhiệm, Hoa Kỳ điều khiển bán đảo này phía nam vĩ tuyến 38 và Liên Xô điều khiển phía bắc. Tình thế chính trị của Chiến tranh Lạnh đã dẫn đến sự hình thành của hai chính phủ.

    Tuy nhiên, sau khi Mỹ rời khỏi Hàn Quốc và chỉ để lại một số cố vấn, Triều Tiên đưa quân đội vượt vĩ tuyến 38 nhằm mục đích thống nhất đất nước. Chiến tranh bắt đầu vào tháng 6 năm 1950 và diễn tiến đến năm 1953. Hoa Kỳ hậu thuẫn miền nam và Trung Quốc hậu thuẫn miền bắc. Hàng triệu người Triều Tiên bị thiệt mạng. Sau ba năm dữ dội, chiến tranh kết thúc với một hiệp ước đình chiến, và ranh giới của hai nước trở lại gần như cũ. Hai nước vẫn chưa ký hiệp ước hòa bình. Cả hai bên đều tuyên bố thống nhất là mục đích cuối của họ.

    Từ thập niên 1990, với chính quyền ở Hàn Quốc ngày càng tự do hơn, cũng như sau sự qua đời của lãnh tụ CHDCND Triều Tiên Kim Nhật Thành, hai bên đã có những bước tiến đến cộng tác, trong các cuộc thi thể thao quốc tế, việc đoàn tụ thân nhân, kinh tế và du lịch.

    Gần đây, trong nỗ lực hòa hảo, hai quốc gia đã chọn một Cờ Thống nhất. Lá cờ này tượng trưng cho Triều Tiên trong các cuộc thi thể thao quốc tế.

    Read less

Phrasebook

Xin chào
안녕하십니까
Thế giới
세계
Chào thế giới
안녕하세요 세계
Cảm ơn bạn
고맙습니다
Tạm biệt
안녕
Đúng
Không
아니
Bạn khỏe không?
잘 지내고 있나요?
Tốt, cảm ơn bạn
좋아, 고마워
cái này giá bao nhiêu?
얼마예요?
Số không
Một
하나

Where can you sleep near Triều Tiên ?

Booking.com
490.246 visits in total, 9.200 Points of interest, 404 Đích, 14 visits today.