Thần đạo

Context of Thần đạo

Thần đạo (神道 (しんとう), Shintō) là tín ngưỡng tôn giáo truyền thống chủ yếu của người Nhật Bản.

More about Thần đạo

Lịch sử
  • Lịch sử

    Thần đạo xuất hiện từ trước Công nguyên, nhưng hệ thống tín ngưỡng tôn giáo phát triển khá chậm, các nghi lễ được thực hiện trong hang đá hoặc những địa điểm linh thiêng, và hầu như không có tên gọi. Những truyền thuyết bắt đầu được ghi chép lại trong cuốn Cổ sự ký (古事記 Furukotofumi) và sau đó là Nhật Bản thư kỷ (日本書紀 Nihon Shoki). Cuốn Nhật Bản thư kỷ tương tự như Heimskringla của Bắc Âu, trong đó các vị vua chúa đều cho rằng mình là con cháu của các vị thần, ở đây là nữ thần Mặt Trời Amaterasu. Do đó cờ nước Nhật có hình Mặt Trời.

     Thần xã Hirano ở Kyoto

    Đến thế kỷ thứ 6, Phật giáo và Nho giáo xâm nhập vào Nhật Bản, tên gọi Thần đạo được đặt ra để phân biệt. Trong thời kỳ Asuka (飛鳥時代; 538 - 710), những thần xã đầu tiên được xây dựng, nhưng Thần đạo nhanh chóng bị áp đảo bởi Phật giáo. Đầu thế kỷ thứ 9, đại sư Kōbō (弘法) hợp nhất những tư tưởng Phật giáo và tín ngưỡng xưa để tạo ra Chân ngôn tông (真言宗). Tuy cùng tồn tại với Phật giáo, Thần đạo gần như bị loại bỏ.

    Đến tận thế kỷ 18, thời kỳ Edo (江戸時代; 1603 - 1868), Thần đạo được tách ra khỏi Phật giáo nhờ một số người như Motoori Norinaga (本居宣長 Bổn Cư Tuyên Trưởng) hay Hirata Atsutane (平田篤胤 Bình Điền Đốc Dận), những người này đề cao tư tưởng tự hào dân tộc và rất ghét những phong tục du nhập từ nước ngoài vào. Tuy nhiên do tầm ảnh hưởng của Phật giáo rất lớn, những nỗ lực để đưa Thần đạo thành quốc giáo không thành công và phải chờ đến cả thế kỷ sau.

    ...Xem thêm
    Lịch sử

    Thần đạo xuất hiện từ trước Công nguyên, nhưng hệ thống tín ngưỡng tôn giáo phát triển khá chậm, các nghi lễ được thực hiện trong hang đá hoặc những địa điểm linh thiêng, và hầu như không có tên gọi. Những truyền thuyết bắt đầu được ghi chép lại trong cuốn Cổ sự ký (古事記 Furukotofumi) và sau đó là Nhật Bản thư kỷ (日本書紀 Nihon Shoki). Cuốn Nhật Bản thư kỷ tương tự như Heimskringla của Bắc Âu, trong đó các vị vua chúa đều cho rằng mình là con cháu của các vị thần, ở đây là nữ thần Mặt Trời Amaterasu. Do đó cờ nước Nhật có hình Mặt Trời.

     Thần xã Hirano ở Kyoto

    Đến thế kỷ thứ 6, Phật giáo và Nho giáo xâm nhập vào Nhật Bản, tên gọi Thần đạo được đặt ra để phân biệt. Trong thời kỳ Asuka (飛鳥時代; 538 - 710), những thần xã đầu tiên được xây dựng, nhưng Thần đạo nhanh chóng bị áp đảo bởi Phật giáo. Đầu thế kỷ thứ 9, đại sư Kōbō (弘法) hợp nhất những tư tưởng Phật giáo và tín ngưỡng xưa để tạo ra Chân ngôn tông (真言宗). Tuy cùng tồn tại với Phật giáo, Thần đạo gần như bị loại bỏ.

    Đến tận thế kỷ 18, thời kỳ Edo (江戸時代; 1603 - 1868), Thần đạo được tách ra khỏi Phật giáo nhờ một số người như Motoori Norinaga (本居宣長 Bổn Cư Tuyên Trưởng) hay Hirata Atsutane (平田篤胤 Bình Điền Đốc Dận), những người này đề cao tư tưởng tự hào dân tộc và rất ghét những phong tục du nhập từ nước ngoài vào. Tuy nhiên do tầm ảnh hưởng của Phật giáo rất lớn, những nỗ lực để đưa Thần đạo thành quốc giáo không thành công và phải chờ đến cả thế kỷ sau.

     Thẫn xã Yasukuni tại Tokyo

    Năm 1867, chế độ Mạc phủ (将軍) bị lật đổ, và Thiên hoàng Minh Trị lên nắm quyền. Ngày 13 tháng 3 năm 1868, chính phủ Nhật Bản công bố "Thần Phật phân ly lệnh", tách Thần đạo ra khỏi Phật giáo, đồng thời khôi phục lại Thần kỳ quan (神祇官 Jingi-kan), một cơ quan lo việc tôn giáo, khuyến khích Thần đạo phát triển. Tiếp đó, vào tháng 7 năm 1869, dựa vào Đại Bảo luật lệnh (大宝律令 Taihō-ritsuryō), Thần kỳ quan được đặt cao hơn Thái chính quan (太政官 Daijō-kan), hay cơ quan đứng đầu chính phủ. Năm 1870, công bố chiếu Đại giáo, thực thi chính sách coi Thần đạo là quốc giáo. Đến tháng 7 năm 1871, cơ cấu chính phủ lại gần giống với ban đầu, Thái chính quan nắm mọi quyền lực. Do Thiên hoàng được cho là con cháu thần linh, chính phủ lợi dụng Thần đạo để nói rằng Thiên hoàng xứng đáng cai trị cả thế giới, và buộc Đài Loan và Triều Tiên là các thuộc địa phải theo đạo Thần đạo.

    Hệ thống các đền Thần đạo đa phần được nhà nước thiết lập. Như Thần xã Yasukuni (靖国神社) được dành riêng để thờ linh hồn những người hi sinh cho tổ quốc, do đó có cả những sĩ quan được cho là tội phạm chiến tranh. Việc các Thủ tướng Nhật Bản như Koizumi Junichirō thường xuyên đi thăm đền này đã tạo ra nhiều phản đối từ các nước như Hàn Quốc, vì Nhật chiếm đóng Hàn Quốc hơn 50 năm. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Thần đạo tách ra khỏi nhà nước để trở lại là một tôn giáo bình thường và số người theo đạo giảm mạnh. Ngày nay trong nước có hơn 80 ngàn đền thờ và khoản 100 triệu người theo các tín ngưỡng hay phong tục Thần đạo. Tuy nhiên, số người thật sự coi Thần đạo là tôn giáo chính và sống vì Thần đạo (như các vu nữ) thì chỉ khoảng hơn 4 triệu. Như một người Nhật bình thường hàng năm vẫn đi thăm các đền Thần đạo vài lần, nhưng như vậy không tính là theo Thần đạo.

    Read less

Where can you sleep near Thần đạo ?

Booking.com
490.306 visits in total, 9.200 Points of interest, 404 Đích, 74 visits today.