Context of Ả Rập Xê Út

Ả Rập Xê Út (tiếng Ả Rập: ٱلسَّعُوْدِيَّة‎, chuyển tự ‎as-Saʿūdīyah, "thuộc về Nhà Saud"), tên gọi chính thức là Vương quốc Ả Rập Xê Út (tiếng Ả Rập: المملكة العربية السعودية‎ (🔊 nghe) al-Mamlakah al-‘Arabiyyah as-Su‘ūdiyyah, "Vương quốc Ả Rập của Nhà Saud", phát âm ), là một quốc gia có chủ quyền tại khu vực Tây Á, chiếm phần lớn bán đảo Ả Rập. Quốc gia này có diện tích đất liền vào khoảng 2,15 triệu km², là quốc gia rộng lớn thứ 5 tại châu Á và rộng lớn thứ nhì trong thế giới Ả Rập (chỉ xếp sau Algérie). Ả Rập Xê Út có biên giới với Jordan và Iraq về phía bắc; Kuwait về phía đông bắc; Qatar, Bahrain và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) về phía đông; Oman về phía đ...Xem thêm

Ả Rập Xê Út (tiếng Ả Rập: ٱلسَّعُوْدِيَّة‎, chuyển tự ‎as-Saʿūdīyah, "thuộc về Nhà Saud"), tên gọi chính thức là Vương quốc Ả Rập Xê Út (tiếng Ả Rập: المملكة العربية السعودية‎ (🔊 nghe) al-Mamlakah al-‘Arabiyyah as-Su‘ūdiyyah, "Vương quốc Ả Rập của Nhà Saud", phát âm ), là một quốc gia có chủ quyền tại khu vực Tây Á, chiếm phần lớn bán đảo Ả Rập. Quốc gia này có diện tích đất liền vào khoảng 2,15 triệu km², là quốc gia rộng lớn thứ 5 tại châu Á và rộng lớn thứ nhì trong thế giới Ả Rập (chỉ xếp sau Algérie). Ả Rập Xê Út có biên giới với Jordan và Iraq về phía bắc; Kuwait về phía đông bắc; Qatar, Bahrain và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) về phía đông; Oman về phía đông nam và Yemen về phía nam. Ả Rập Xê Út tách biệt với Israel và Ai Cập qua vịnh Aqaba. Đây là quốc gia duy nhất có bờ biển tiếp giáp với cả biển Đỏ cùng vịnh Ba Tư. Hầu hết địa hình của Ả Rập Xê Út là các hoang mạc khô hạn hoặc địa mạo cằn cỗi.

Lãnh thổ Ả Rập Xê Út ngày nay khi xưa là 4 khu vực riêng biệt: Hejaz, Najd, một bộ phận của Đông Ả Rập (Al-Ahsa) và Nam Ả Rập ('Asir). Vương quốc Ả Rập Xê Út được Ibn Saud thành lập vào năm 1932, "Saud" (Xê Út) trong quốc hiệu bắt nguồn từ hoàng tộc Saud, thể hiện quan điểm quốc gia là tài sản cá nhân của hoàng tộc. Ibn Saud thống nhất bốn khu vực thành một quốc gia thống nhất thông qua một loạt các cuộc chinh phạt bắt đầu từ năm 1902. Ả Rập Xê Út từ đó trở thành một quốc gia quân chủ chuyên chế, thực chất là một chế độ độc tài thế tập do các Hoàng tộc theo các dòng Hồi giáo cai trị. Ngày nay, Phong trào tôn giáo Wahhabi (Wahhabism) theo thiên hướng bảo thủ thuộc phái Hồi giáo Sunni được gọi là "đặc điểm nổi bật nhất của văn hóa Ả Rập Xê Út", phong trào này được truyền bá mạnh mẽ trên toàn cầu nhờ vào tiền tài trợ từ mậu dịch dầu khí. Ả Rập Xê Út đôi khi còn được gọi là "Vùng đất Hai Thánh đường" - để ám chỉ Al-Masjid al-Haram (tại Mecca), và Al-Masjid an-Nabawi (tại Medina), đó là hai địa điểm linh thiêng nhất trong Thế giới Hồi giáo. Ả Rập Xê Út có tổng dân số là 33 triệu người vào năm 2017, trong đó có hàng triệu người là ngoại kiều. Ngôn ngữ quốc gia chính thức là tiếng Ả Rập.

Dầu mỏ lần đầu tiên được phát hiện tại quốc gia này vào ngày 3 tháng 3 năm 1938, sau đó là hàng loạt phát hiện lớn khác tại vùng Đông. Ả Rập Xê Út từ đó trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu dầu lớn nhất trên thế giới, với trữ lượng dầu mỏ lớn thứ nhì và trữ lượng khí đốt lớn thứ 6 toàn cầu. Quốc gia này được Ngân hàng Thế giới phân loại là một nền kinh tế có thu nhập rất cao với chỉ số phát triển con người (HDI) cũng ở mức rất cao và là quốc gia Ả Rập duy nhất góp mặt trong G-20.

Tuy nhiên, quốc gia này đã bị chỉ trích vì nhiều lý do bao gồm vai trò của nó trong Nội chiến Yemen, bị cáo buộc tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo đi kèm với hồ sơ nhân quyền tồi tệ, đặc trưng qua việc sử dụng hình phạt tử hình quá mức và thường xuyên, thất bại trong việc chống lại nạn buôn người, phân biệt đối xử do nhà nước bảo trợ chống lại các nhóm thiểu số tôn giáo lẫn người vô thần, và chủ nghĩa bài Do Thái cũng như cách giải thích nghiêm ngặt luật Shari'a. Tuy nhiên, Ả Rập Xê Út gần đây đã đưa ra những cải cách mới theo lệnh của Mohammed bin Salman, bao gồm cải thiện quyền của phụ nữ ở Ả Rập Xê Út, cấm tảo hôn, xóa bỏ những đoạn văn bài Do Thái và quan niệm sai lầm trong giáo dục trường học, thúc đẩy việc luật hóa hệ thống pháp luật, giảm việc sử dụng hình phạt tử hình, cũng như các biện pháp bảo vệ mới được thực thi đối với người lao động nhập cư để ngăn chặn tình trạng ngược đãi. Tuy nhiên, nhiều tổ chức nhân quyền chỉ ra rằng Ả Rập Xê Út phải tiếp tục đưa ra các cải cách mới để được coi là đủ hướng tới việc cải thiện hồ sơ nhân quyền.

Vương quốc này chi 8% GDP cho quân sự (cao nhất trên thế giới sau Oman), khiến Ả Rập Xê Út là quốc gia chi tiêu quân sự lớn thứ ba thế giới sau Hoa Kỳ và Trung Quốc, và là nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới từ Từ 2015 đến 2019, nhận một nửa tổng số vũ khí của Mỹ xuất khẩu sang Trung Đông. Theo BICC, Ả Rập Xê Út là quốc gia quân sự hóa thứ 28 trên thế giới và có chất lượng trang thiết bị quân sự tốt nhất trong khu vực, sau Israel. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, liên tục có những lời kêu gọi ngừng bán vũ khí cho Ả Rập Xê Út, chủ yếu do các cáo buộc tội ác chiến tranh ở Yemen và đặc biệt là sau vụ ám sát Jamal Khashoggi.

Ả Rập Xê Út được coi là cả một cường quốc và nước trung gian thương lượng trong khu vực. Nền kinh tế Ả Rập Xê Út là nền kinh tế lớn nhất ở Trung Đông và lớn thứ 19 trên thế giới. Ả Rập Xê Út cũng là một trong những quốc gia có dân số trẻ nhất thế giới, với khoảng 50% dân số 34,2 triệu người dưới 25 tuổi. Ngoài là thành viên của Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh, Ả Rập Xê Út còn là thành viên tích cực và sáng lập của Liên hợp quốc, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo, Liên đoàn Ả Rập và OPEC.

More about Ả Rập Xê Út

Basic information
  • Currency Riyal Ả Rập Xê Út
  • Calling code +966
  • Internet domain .sa
  • Mains voltage 230V/60Hz
  • Democracy index 2.08
Population, Area & Driving side
  • Population 791105
  • Diện tích 2250000
  • Driving side right
Lịch sử
  • Lịch sử  Di chỉ khảo cổ học Mada'in Saleh, phần lớn các di tích có niên đại từ thời Vương quốc Nabatea (thế kỷ I)

    Có bằng chứng cho thấy loài người cư trú tại bán đảo Ả Rập từ khoảng 125.000 năm trước.[1] Trong thời cổ đại, bán đảo Ả Rập đóng vai trò là một hành lang mậu dịch và biểu lộ một số nền văn minh. Tôn giáo của cư dân bán đảo Ả Rập thời kỳ tiền Hồi giáo gồm có các đức tin đa thần bản địa, Cơ Đốc giáo Ả Rập, Cảnh giáo, Do Thái giáo và Hỏa giáo.[2] Văn minh Al-Magar thời tiền sử hình thành tại trung tâm của bán đảo Ả Rập, đặc biệt là tại Najd. Al-Magar là nơi đầu tiên diễn ra thuần hóa động vật trong thời kỳ đồ đá mới, đặc biệt là ngựa.[3] Dilmun là một trong các nền văn minh cổ đại tại Trung Đông và tại bán đảo Ả Rập.[4][5] Đây là một trung tâm mậu dịch lớn, và vào lúc tối thịnh nó kiểm soát các tuyến mậu dịch qua vịnh Ba Tư.[6][7] Văn minh Dilmun bao phủ phần phía đông của bán đảo Ả Rập, đặc biệt là Vùng Đông của Ả Rập Xê Út. Một trong số các câu khắc sớm nhất ghi tên Dilmun là của Quốc vương Ur-Nanshe xứ Lagash (khoảng 2300 TCN)[8]

    ...Xem thêm
    Lịch sử  Di chỉ khảo cổ học Mada'in Saleh, phần lớn các di tích có niên đại từ thời Vương quốc Nabatea (thế kỷ I)

    Có bằng chứng cho thấy loài người cư trú tại bán đảo Ả Rập từ khoảng 125.000 năm trước.[1] Trong thời cổ đại, bán đảo Ả Rập đóng vai trò là một hành lang mậu dịch và biểu lộ một số nền văn minh. Tôn giáo của cư dân bán đảo Ả Rập thời kỳ tiền Hồi giáo gồm có các đức tin đa thần bản địa, Cơ Đốc giáo Ả Rập, Cảnh giáo, Do Thái giáo và Hỏa giáo.[2] Văn minh Al-Magar thời tiền sử hình thành tại trung tâm của bán đảo Ả Rập, đặc biệt là tại Najd. Al-Magar là nơi đầu tiên diễn ra thuần hóa động vật trong thời kỳ đồ đá mới, đặc biệt là ngựa.[3] Dilmun là một trong các nền văn minh cổ đại tại Trung Đông và tại bán đảo Ả Rập.[4][5] Đây là một trung tâm mậu dịch lớn, và vào lúc tối thịnh nó kiểm soát các tuyến mậu dịch qua vịnh Ba Tư.[6][7] Văn minh Dilmun bao phủ phần phía đông của bán đảo Ả Rập, đặc biệt là Vùng Đông của Ả Rập Xê Út. Một trong số các câu khắc sớm nhất ghi tên Dilmun là của Quốc vương Ur-Nanshe xứ Lagash (khoảng 2300 TCN)[8]

    Văn minh Thamud tại Hejaz được cho là kéo dài từ thiên niên kỷ thứ nhất TCN đến gần thời kỳ Muhammad. Ghi nhận được trên 9.000 câu khắc Thamud tại tây nam Ả Rập Xê Út.[9] Vương quốc Lihyan (لحيان) hay Dedan là một quốc gia Bắc Ả Rập cổ đại, nằm tại tây bắc của lãnh thổ Ả Rập Xê Út ngày nay, có các câu khắc cổ đại có niên đại từ khoảng thế kỷ VI đến IV TCN.[10] Kindah là một vương quốc bộ lạc được thành lập tại khu vực Najd, các quốc vương nước này có ảnh hưởng đến một số bộ lạc liên kết song dựa trên thanh thế cá nhân hơn là quyền uy giải quyết cưỡng chế. Thủ đô đầu tiên của Kindah là Qaryat Dhāt Kāhil, nay gọi là Qaryat al-Fāw.[11]

    Thời kỳ Hồi giáo  Trận Badr có tính then chốt trong thời kỳ đầu của Hồi giáo, diễn ra ngày 13 tháng 3 năm 624.

    Thời kỳ tiền Hồi giáo, bên cạnh một số ít các khu định cư mậu dịch đô thị (như Mecca và Medina), hầu hết Ả Rập Xê Út ngày nay có cư dân thuộc các xã hội bộ lạc du mục trong hoang mạc khắc nghiệt.[12] Nhà tiên tri Hồi giáo Muhammad sinh tại Mecca vào khoảng năm 571. Đến đầu thế kỷ VII, Muhammad thống nhất các bộ lạc khác nhau trên bán đảo và lập nên một chính thể tôn giáo Hồi giáo duy nhất.[13]

    Sau khi Muhammad từ trần vào năm 632, các môn đồ của ông nhanh chóng bành trướng lãnh thổ Hồi giáo ra ngoài bán đảo Ả Rập, chinh phục được lãnh thổ rộng lớn (từ bán đảo Iberia ở phía tây đến Pakistan ngày nay ở phía đông) trong khoảng vài thập niên. Kết quả là bán đảo Ả Rập nhanh chóng trở thành một khu vực ngoại biên về chính trị của thế giới Hồi giáo do trọng tâm được chuyển đến các vùng đất bị chinh phục song phát triển hơn.[13] Từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XX, Mecca và Medina nằm dưới quyền kiểm soát của một quân chủ Ả Rập bản địa mang hiệu là Sharif của Mecca, tuy nhiên Sharif trong hầu hết giai đoạn này đều trung thành với một đế quốc Hồi giáo lớn đặt tại Baghdad, Cairo hoặc Istanbul. Hầu hết phần còn lại của Ả Rập Xê Út ngày nay quay lại quyền cai trị bộ lạc truyền thống.[14][15]

    Trong hầu hết thế kỷ X, giáo phái Qarmat thuộc hệ Shia Isma'il là thế lực quyền lực nhất tại vịnh Ba Tư. Năm 930, giáo phái Qarmat cướp phá Mecca, xúc phạm thế giới Hồi giáo, đặc biệt là khi họ trộm Đá Đen.[16]

    Trong thế kỷ XVI, Đế quốc Ottoman sáp nhập khu vực duyên hải biển Đỏ và vịnh Ba Tư (Hejaz, Asir và Al-Ahsa) và yêu sách quyền bá chủ đối với khu vực nội lục. Một nguyên nhân là nhằm ngăn cản nỗ lực của Bồ Đào Nha nhằm tấn công biển Đỏ và Ấn Độ Dương.[17] Mức độ kiểm soát của Ottoman đối với các vùng đất này thay đổi trong bốn trăm năm sau đó cùng với biến động mạnh yếu của quyền lực trung ương đế quốc.[18]

    Thành lập triều đại Saudi  Bán đảo Ả Rập năm 1914.

    Hoàng tộc Al Saud hiện nay khởi nguồn tại Nejd thuộc trung tâm bán đảo Ả Rập vào năm 1744, khi người sáng lập triều đại là Muhammad bin Saud hội quân với người sáng lập phong trào Wahhabi là Muhammad ibn Abd al-Wahhab,[19] Wahhabi là một hình thức đạo đức khắt khe thuộc hệ Hồi giáo Sunni.[20] Liên minh này hình thành trong thế kỷ XVIII giúp cung cấp động lực tư tưởng để gia tộc Saud bành trướng và vẫn là cơ sở của quyền lực triều đại Ả Rập Xê Út ngày nay.[21]

    Quốc gia đầu tiên của gia tộc Saud được thành lập vào năm 1744 tại khu vực quanh Riyadh, quốc gia này bành trướng nhanh chóng và trong thời gian ngắn từng kiểm soát hầu hết lãnh thổ hiện nay của Ả Rập Xê Út,[22] song đến năm 1818 thì bị Phó vương Ai Cập của Ottoman là Mohammed Ali Pasha tiêu diệt.[23] Quốc gia thứ nhì của gia tộc Saud có quy mô nhỏ hơn nhiều được thành lập vào năm 1824 và chủ yếu nằm tại Nejd. Trong suốt thời gian còn lại của thế kỷ XIX, gia tộc Saud tranh giành quyền kiểm soát khu vực nội lục của Ả Rập Xê Út ngày nay với một gia tộc thống trị Ả Rập khác là Rashid. Đến năm 1891, gia tộc Rashid giành thắng lợi và gia tộc Saud bị đẩy đi lưu vong tại Kuwait.[14]

     Abdul Aziz Ibn Saud là quốc vương đầu tiên của Ả Rập Xê Út.

    Vào lúc khởi đầu thế kỷ XX, Đế quốc Ottoman tiếp tục kiểm soát hoặc có quyền bá chủ đối với hầu hết bán đảo. Dưới quyền bá chủ này, bán đảo Ả Rập nằm dưới quyền cai trị của nhiều người thống trị bộ lạc,[24][25] trong đó Sharif của Mecca có ưu thế và cai trị Hejaz.[26] Năm 1902, Abdul Aziz – sau này gọi là Ibn Saud – tái chiếm Riyadh khiến gia tộc Saud trở về Nejd.[14] Ibn Saud giành được ủng hộ của Ikhwan, một đội quân bộ lạc lấy cảm hứng từ giáo phái Wahhabi và do Faisal Al-Dawish lãnh đạo, đội quân này phát triển nhanh chóng sau khi thành lập vào năm 1912.[27] Với giúp đỡ từ Ikhwan, Ibn Saud chiếm được Al-Ahsa (Đông Ả Rập) từ Ottoman vào năm 1913.

    Năm 1916, được Anh khuyến khích và hỗ trợ (Anh giao tranh với Ottoman trong Chiến tranh thế giới thứ nhất), Sharif của Mecca là Hussein bin Ali lãnh đạo một khởi nghĩa liên Ả Rập chống lại Đế quốc Ottoman nhằm lập nên một quốc gia Ả Rập thống nhất.[28] Mặc dù khởi nghĩa Ả Rập 1916-1918 thất bại về mục tiêu, song thắng lợi của Đồng Minh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất dẫn đến kết thúc quyền bá chủ và kiểm soát của Ottoman tại bán đảo Ả Rập.[29]

    Ibn Saud tránh can dự vào khởi nghĩa Ả Rập, thay vào đó ông tiếp tục đấu tranh với gia tộc Rashid. Sau chiến thắng cuối cùng trước gia tộc này, ông lấy hiệu là Sultan của Nejd vào năm 1921. Nhờ giúp đỡ từ Ikhwan, ông chinh phục Hejaz vào năm 1924–25 và vào ngày 10 tháng 1 năm 1926, Ibn Saud tự xưng là Quốc vương Hejaz.[30] Một năm sau, ông lấy thêm hiệu là Quốc vương Nejd. Trong 5 năm sau đó, ông cai trị hai bộ phận này với vị thế là các thực thể riêng biệt.[14]

    Sau khi chinh phục Hejaz, mục tiêu của giới lãnh đạo Ikhwan chuyển sang bành trướng lãnh địa Wahhabi đến các xứ bảo hộ của Anh là Ngoại Jordan, Iraq và Kuwait, và họ bắt đầu tấn công các lãnh thổ này. Tuy nhiên, Ibn Saud phản đối việc này do nhận thức được nguy hiểm từ một cuộc xung đột trực tiếp với Anh. Trong khi đó, Ikhwan trở nên vỡ mộng trước các chính sách đối nội của Ibn Saud mà theo đó ủng hộ hiện đại hóa và tăng số lượng người ngoại quốc phi Hồi giáo trong nước. Do đó, họ quay sang chống lại Ibn Saud, và sau 2 năm giao tranh, họ thất bại trong trận Sabilla vào năm 1929.[31] Năm 1932, hai vương quốc Hejaz và Nejd thống nhất thành Vương quốc Ả Rập Xê Út.[14]

    Hậu thống nhất

    Vương quốc khi thành lập là một trong các quốc gia nghèo nhất trên thế giới, dựa vào thu nhập hạn chế từ nông nghiệp và hành hương.[32] Năm 1938, phát hiện trữ lượng dầu mỏ lớn tại khu vực Al-Ahsa dọc duyên hải vịnh Ba Tư, và việc phát triển toàn diện các mỏ dầu bắt đầu vào năm 1941 dưới quyền Công ty Aramco do Hoa Kỳ kiểm soát. Dầu mỏ mang lại cho Ả Rập Xê Út sự thịnh vượng về kinh tế và đòn bẩy chính trị đáng kể trên trường quốc tế.[14]

    Sinh hoạt văn hóa phát triển nhanh chóng, chủ yếu là tại Hejaz, nơi đây là trung tâm của báo chí và đài phát thanh. Tuy nhiên, dòng chảy lớn các công nhân ngoại quốc tại Ả Rập Xê Út trong ngành công nghiệp dầu khí làm gia tăng xu hướng bài ngoại vốn tồn tại từ trước đó. Đồng thời, chính phủ trở nên lãng phí và xa xỉ. Đến thập niên 1950, điều này dẫn đến thâm hụt ngân sách chính phủ lớn và vay nợ nước ngoài quá mức.[14]

    Năm 1953, Saud kế vị cha làm quốc vương, song đến năm 1964 ông bị phế truất và hoàng vị về tay người em khác mẹ của ông là Faisal sau một cuộc kình địch khốc liệt, được thúc đẩy từ nghi ngờ trong hoàng tộc về năng lực của Saud. Năm 1972, Ả Rập Xê Út giành được 20% quyền kiểm soát tại Aramco, làm giảm đi kiểm soát của Hoa Kỳ đối với dầu mỏ quốc gia.

     Dammam số 7, giếng dầu thương mại đầu tiên tại Ả Rập Xê Út, khai thác dầu từ 4 tháng 3 năm 1938

    Năm 1973, Ả Rập Xê Út lãnh đạo một cuộc tẩy chay bằng dầu mỏ chống lại các quốc gia Phương Tây ủng hộ Israel trong chiến tranh Yom Kippur. Giá dầu tăng gấp bốn lần.[14] Năm 1975, Faisal bị một cháu trai tên là Faisal bin Musaid ám sát và người kế vị ông là em trai khác mẹ Khalid.[33]

    Đến năm 1976, Ả Rập Xê Út trở thành quốc gia sản xuất dầu lớn nhất trên thế giới.[34] Trong thời gian Khalid cai trị, Ả Rập Xê Út trải qua phát triển cực kỳ nhanh chóng về kinh tế và xã hội, biến đổi hệ thống hạ tầng và giáo dục của quốc gia;[14] về chính sách đối ngoại, quan hệ mật thiết với Hoa Kỳ được phát triển.[33] Năm 1979, có hai sự kiện khiến chính phủ lo ngại rất nhiều,[35] và có ảnh hưởng lâu dài đến chính sách đối ngoại và đối nội của Ả Rập Xê Út. Thứ nhất là Cách mạng Hồi giáo Iran, chính phủ lo ngại rằng cộng đồng Shia thiểu số tại Vùng Đông (nơi có các mỏ dầu) có thể nổi loạn do ảnh hưởng từ các đạo hữu Iran của họ. Thực tế đã diễn ra một số cuộc khởi nghĩa chống chính phủ trong khu vực như khởi nghĩa Qatif 1979.[36] Sự kiện thứ nhì là các phần tử quá khích Hồi giáo chiếm giữ Đại Thánh đường tại Mecca. Các chiến binh tham gia một phần là do tức giận trước điều mà họ cho là bản chất tham nhũng và phi Hồi giáo của chính phủ Ả Rập Xê Út.[36] Chính phủ giành lại quyền kiểm soát thánh đường sau mười ngày. Hoàng gia Ả Rập Xê Út phản ứng bằng việc thực thi nghiêm ngặt hơn các quy tắc tôn giáo và xã hội truyền thống và trao cho Ulema (học giả Hồi giáo) vai trò lớn hơn trong chính phủ.[37] Tuy nhiên, chủ nghĩa Hồi giáo tiếp tục phát triển mạnh mẽ.[38] Năm 1980, Ả Rập Xê Út mua lại cổ phần của Hoa Kỳ trong Aramco.[39] Quốc vương Khalid từ trần vào năm 1982, người kế vị là em trai ông Fahd. Fahd tiếp tục phát triển quan hệ mật thiết với Hoa Kỳ và tăng cường mua thiết bị quân sự của Hoa Kỳ và Anh.[14]

    Lượng của cải lớn bắt nguồn từ thu nhập dầu mỏ bắt đầu có tác động lớn hơn lên xã hội Ả Rập Xê Út. Nó dẫn đến hiện đại hóa kỹ thuật, đô thị hóa, giáo dục đại chúng và tạo ra các phương tiện truyền thông mới một cách nhanh chóng. Điều này cộng với việc lượng lớn công nhân ngoại quốc hiện diện ngày càng tăng đã gây ảnh hưởng lớn đến quy tắc và giá trị Ả Rập Xê Út truyền thống. Mặc dù có thay đổi lớn trong sinh hoạt xã hội và kinh tế trong nước, song quyền lực vẫn do hoàng gia nắm độc quyền[14] dẫn đến bất mãn trong nhiều công dân và họ bắt đầu tìm cách tham gia rộng rãi hơn trong chính phủ.[40]

    Trong thập niên 1980, Ả Rập Xê Út đã chi 25 tỷ USD để hỗ trợ Saddam Hussein trong Chiến tranh Iran–Iraq.[41] Tuy nhiên, Ả Rập Xê Út lên án Iraq xâm lược Kuwait vào năm 1990 và yêu cầu Hoa Kỳ can thiệp.[14] Quốc vương Fahd cho phép binh sĩ Hoa Kỳ và liên quân được đồn trú tại Ả Rập Xê Út. Ông mời chính phủ Kuwait và nhiều công dân nước này đến sống tại Ả Rập Xê Út, song trục xuất các công dân Yemen và Jordan do chính phủ hai nước đó ủng hộ Iraq. Năm 1991, quân đội Ả Rập Xê Út tham gia oanh tạc Iraq cũng như tiến công trên bộ nhằm giúp giải phóng Kuwait.

    Quan hệ giữa Ả Rập Xê Út và Phương Tây bắt đầu gây lo ngại ngày càng lớn cho một số ulema và người nghiên cứu luật sharia, và là một trong các vấn đề dẫn đến gia tăng các hoạt động khủng bố Hồi giáo tại Ả Rập Xê Út, cũng như các cuộc tấn công khủng bố Hồi giáo tại Phương Tây của công dân Ả Rập Xê Út. Osama bin Laden là một công dân Ả Rập Xê Út (cho đến khi bị tước quốc tịch vào năm 1994); 15 trong số 19 phần tử khủng bố tham gia các cuộc tấn công 11 tháng 9 năm 2001 tại Hoa Kỳ là công dân Ả Rập Xê Út.[42]

     Các đường ống dầu và khí tại Trung Đông

    Chủ nghĩa Hồi giáo không phải là nguồn gốc thù địch duy nhất đối với chính phủ. Mặc dù vương quốc cực kỳ giàu có, song kinh tế quốc gia gần như đình đốn. Thuế cao và gia tăng thất nghiệp góp phần vào bất mãn, thể hiện trong gia tăng bất ổn dân sự, và bất mãn với hoàng tộc. Để đối phó, Quốc vương Fahd khởi xướng một số "cải cách" hạn chế. Trong tháng 3 năm 1992, ông cho thi hành "Luật Cơ bản", trong đó nhấn mạnh các nghĩa vụ và trách nhiệm của một quân chủ. Trong tháng 12 năm 1993, Hội đồng Cố vấn được thành lập, song thành viên đều do Quốc vương lựa chọn. Fahd làm rõ rằng tâm trí mình không có dân chủ: "Một hệ thống dựa trên tuyển cử không phù hợp với tín ngưỡng Hồi giáo của chúng ta."[14]

    Năm 1995, Fahd bị đột quỵ, Thái tử Abdullah đảm nhiệm vai trò nhiếp chính trên thực tế. Tuy nhiên, quyền lực của ông bị cản trở do xung đột với các em trai cùng mẹ của Fahd.[43] Từ thập niên 1990, các dấu hiệu bất mãn tiếp tục, bao gồm một loạt cuộc đánh bom và xung đột vũ trang tại Riyadh, Jeddah, Yanbu và Khobar năm 2003-2004.[44] Năm 2005, các cuộc bầu cử cấp đô thị toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức, song nữ giới không được phép tham gia.[14]

    Năm 2005, Fahd từ trần và Abdullah kế vị, ông tiếp tục chính sách cải cách tối thiểu và kiểm soát chặt chẽ các phản đối. Quốc vương thi hành một số cải cách kinh tế nhằm khiến quốc gia giảm phụ thuộc vào thu nhập từ dầu mỏ: bãi bỏ quy định ở quy mô hạn chế, khuyến khích đầu tư nước ngoài, và tư hữu hóa. Năm 2009, Abdullah công bố một loạt thay đổi cấp chính phủ về tư pháp, lực lượng vũ trang, và nhiều bộ nhằm hiện đại hóa các thể chế này.[14]

    Ngày 29 tháng 1 năm 2011, hàng trăm người biểu tình tụ tập tại thành phố Jeddah trong một cuộc biểu dương hiếm hoi nhằm chỉ trích cơ sở hạ tầng yếu kém tại thành phố sau khi các trận lụt quét qua thành phố làm 11 người chết.[45] Cảnh sát ngưng cuộc tuần hành và bắt giữ nhiều người tham gia.[46] Kể từ năm 2011, Ả Rập Xê Út chịu ảnh hưởng từ làn sóng "Mùa xuân Ả Rập".[47] Nhằm đối phó, vào ngày 22 tháng 2 năm 2011, Abdullah tuyên bố một loạt quyền lợi cho công dân trị giá 36 tỷ USD, trong đó 10,7 tỷ USD dành cho nhà ở.[48] Ngày 18 tháng 3 cùng năm, Abdullah tuyên bố một gói trị giá 93 tỷ USD, bao gồm 500.000 căn nhà mới với chi phí 67 tỷ USD, và tạo thêm 60.000 công việc an ninh mới.[49][50] Abdullah cho phép nữ giới bầu cử và ứng cử trong bầu cử cấp đô thị năm 2015, và nữ giới cũng được đề cử vào Hội đồng Cố vấn.[51] Ngày 23 tháng 1 năm 2015, Abdullah từ trần, người kế vị là em trai khác mẹ Salman.[52]

    ^ “Early human migration written in stone tools: Nature News”. Nature. ngày 27 tháng 1 năm 2011. ^ Christian Julien Robin,'Arabia and Ethiopia,'in Scott Johnson (ed.) The Oxford Handbook of Late Antiquity, Oxford University Press 2012 pp.247-333.p.282 ^ Sylvia, Smith (ngày 26 tháng 2 năm 2013). “Desert finds challenge horse taming ideas”. BCC. BCC. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2016. John, Henzell (ngày 11 tháng 3 năm 2013). “Carved in stone: were the Arabs the first to tame the horse?”. thenational. thenational. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2016. ^ “Bahrain digs unveil one of oldest civilisations”. BBC. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2014. ^ “Qal'at al-Bahrain – Ancient Harbour and Capital of Dilmun”. UNESCO. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011. ^ Jesper Eidema, Flemming Højlundb (1993). “Trade or diplomacy? Assyria and Dilmun in the eighteenth century BC”. World Archaeology. 24 (3): 441–448. doi:10.1080/00438243.1993.9980218. ^ “Dilmun and Its Gulf Neighbours”. Harriet E. W. Crawford. 1998. tr. 9. ^ Samuel Noah Kramer (1963). The Sumerians: their history, culture, and character. tr. 308. ^ Brian Doe, Southern Arabia, Thames and Hudson, 1971, pp. 21-22. ^ The kingdom of Dadan Lưu trữ 2018-07-24 tại Wayback Machine, Al-`Ula, Arabia. ^ History of Arabia – Kindah. Encyclopedia Britannica. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2012. ^ Matthew Gordon (2005). The Rise of Islam. tr. 4. ISBN 0-313-32522-7. ^ a b James E. Lindsay (2005). Daily Life in the Medieval Islamic World. tr. 33. ISBN 0-313-32270-8. ^ a b c d e f g h i j k l m n o “History of Arabia”. Encyclopædia Britannica. ^ William Gordon East (1971). The changing map of Asia. tr. 75–76. ISBN 978-0-416-16850-1. ^ Glassé, Cyril. 2008. The New Encyclopedia of Islam. Walnut Creek CA: AltaMira Press p. 369 ^ William J. Bernstein (2008) A Splendid Exchange: How Trade Shaped the World. Grove Press. pp. 191 ff ^ Bowen, p. 68 Nikshoy C. Chatterji (1973). Muddle of the Middle East, Volume 2. tr. 168. ISBN 0-391-00304-6. ^ Bowen, pp. 69–70 ^ Ian Harris; Stuart Mews; Paul Morris; John Shepherd (1992). Contemporary Religions: A World Guide. tr. 369. ISBN 978-0-582-08695-1. ^ Mahmud A. Faksh (1997). The Future of Islam in the Middle East. tr. 89–90. ISBN 978-0-275-95128-3. ^ D. Gold (ngày 6 tháng 4 năm 2003) "Reining in Riyadh". NYpost (JCPA) ^ "The Saud Family and Wahhabi Islam". Library of Congress Country Studies. ^ David Murphy (2008). The Arab Revolt 1916–18: Lawrence Sets Arabia Ablaze. tr. 5–8. ISBN 978-1-84603-339-1. ^ Madawi Al Rasheed (1997). Politics in an Arabian Oasis: The Rashidis of Saudi Arabia. tr. 81. ISBN 1-86064-193-8. ^ Ewan W. Anderson; William Bayne Fisher (2000). The Middle East: Geography and Geopolitics. tr. 106. ISBN 978-0-415-07667-8. ^ R. Hrair Dekmejian (1994). Islam in Revolution: Fundamentalism in the Arab World. tr. 131. ISBN 978-0-8156-2635-0. ^ Spencer Tucker; Priscilla Mary Roberts (205). The Encyclopedia of World War I. tr. 565. ISBN 978-1-85109-420-2. ^ Albert Hourani (2005). A History of the Arab Peoples. tr. 315–319. ISBN 978-0-571-22664-1. ^ James Wynbrandt; Fawaz A. Gerges (2010). A Brief History of Saudi Arabia. tr. 182. ISBN 978-0-8160-7876-9. ^ Robert Lacey (2009). Inside the Kingdom. tr. 15–16. ISBN 978-0-09-953905-6. ^ Mohamad Riad El Ghonemy (1998). Affluence and Poverty in the Middle East. tr. 56. ISBN 978-0-415-10033-5. ^ a b Al-Rasheed, pp. 136–137 ^ Joy Winkie Viola (1986). Human Resources Development in Saudi Arabia: Multinationals and Saudization. tr. 37. ISBN 978-0-88746-070-8. ^ Angel Rabasa; Cheryl Benard; Peter Chalk (2005). The Muslim world after 9/11. tr. 42. ISBN 978-0-8330-3712-1. ^ a b Toby Craig Jones (2010). Desert Kingdom: How Oil and Water Forged Modern Saudi Arabia. tr. 218–219. ISBN 978-0-674-04985-7. ^ Hegghammer, p. 24 ^ Anthony H. Cordesman (2003). Saudi Arabia Enters the 21st Century. tr. 174. ISBN 978-0-275-98091-7. ^ Mahmoud A. El-Gamal & Amy Myers Jaffe (2010). Oil, Dollars, Debt, and Crises: The Global Curse of Black Gold. Cambridge University Press. tr. 41. ISBN 0521720702. ^ Abir (1993), p. 114 ^ Robert Fisk (2005) The Great War For Civilisation. Fourth Estate. p. 23. ISBN 1-4000-7517-3 ^ Christopher Blanchard (2009). Saudi Arabia: Background and U.S. Relations. United States Congressional Research Service. tr. 5–6. ^ Al-Rasheed, p. 212 ^ Anthony H. Cordesman (2009). Saudi Arabia: National Security in a Troubled Region. tr. 50–52. ISBN 978-0-313-38076-1. ^ “Flood sparks rare action”. Reuters via Montreal Gazette. ngày 29 tháng 1 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2011. ^ “Dozens detained in Saudi over flood protests”. The Peninsula (Qatar)/Thomson-Reuters. ngày 29 tháng 1 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2017. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl= và |archive-url= (trợ giúp) ^ Robert Fisk (ngày 5 tháng 5 năm 2011). “Saudis mobilise thousands of troops to quell growing revolt”. The Independent. Luân Đôn. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2017. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl= và |archive-url= (trợ giúp) ^ *“Saudi ruler offers $36bn to stave off uprising amid warning oil price could double”. The Daily Telegraph. Luân Đôn. ngày 24 tháng 2 năm 2011. “Saudi king gives billion-dollar cash boost to housing, jobs – Politics & Economics”. Bloomberg via ArabianBusiness.com. ngày 23 tháng 2 năm 2011. “King Abdullah Returns to Kingdom, Enacts Measures to Boost the Economy”. U.S.-Saudi Arabian Business Council. ngày 23 tháng 2 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2017. ^ “Saudi Arabia's king announces huge jobs and housing package”. The Guardian. Associated Press. ngày 18 tháng 3 năm 2011. ^ Donna Abu (ngày 18 tháng 3 năm 2011). “Saudi King to Spend $67 Billion on Housing, Jobs in Bid to Pacify Citizens”. Bloomberg. ^ “Saudis vote in municipal elections, results on Sunday”. Oman Observer. Agence France-Presse. ngày 30 tháng 9 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2017. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl= và |archive-url= (trợ giúp) ^ “Saudi King Abdullah dies, succeeded by half-brother”. China Daily. ngày 23 tháng 1 năm 2011.
    Read less

Where can you sleep near Ả Rập Xê Út ?

Booking.com
490.645 visits in total, 9.208 Points of interest, 405 Đích, 21 visits today.